AOV là gì? 7 cách tối ưu chỉ số AOV giúp tăng doanh thu

AOV là gì? 7 cách tối ưu chỉ số AOV giúp tăng doanh thu
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

AOV là gì? Gia tăng giá trị đơn hàng trung bình sẽ giúp ích gì cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chiến lược hiệu quả để mang lại lợi nhuận tối đa cho mỗi đơn hàng qua bài viết dưới đây!

AOV là gì? 

Chỉ số AOV có nghĩa gì? 
Chỉ số AOV có nghĩa gì?

AOV được viết tắt bởi cụm từ Average Order Value trong tiếng anh, có nghĩa là giá trị trung bình trên một đơn hàng. Đây là chỉ số để đo lường số tiền trung bình mỗi khách hàng đã sử dụng để mua hàng thông qua hình thức thương mại điện tử của doanh nghiệp. 

Hiểu một cách đơn giản, khi AOV tăng, đồng nghĩa với việc khách hàng đang mua sắm nhiều hơn hoặc mua các sản phẩm với giá trị lớn hơn. Vì vậy, việc nâng cao chỉ số này là một điều mà các doanh nghiệp thương mại điện tử cần phải chú trọng để có thể tăng doanh thu.

Tầm quan trọng của AOV

Vai trò của AOV 
Vai trò của AOV

Chắc chắn các doanh nghiệp không thể nào bỏ qua việc làm thế nào để cải thiện chỉ số này bởi nó đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh cũng như doanh thu của doanh nghiệp: 

  • Đo lường AOV giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được một cách tổng thể nhất mức độ hiệu quả của các chiến dịch định giá và chiến lược marketing của mình. Chỉ số AOV tăng cho thấy các chiến lược định giá sản phẩm của doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp, chi phí mà khách hàng bỏ ra để sở hữu sản phẩm là hoàn toàn xứng đáng với giá trị mà họ nhận được.
  • Đo lường chỉ số AOV, doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu của mình để đề ra thêm các chiến lược marketing để đạt được mục tiêu như mong muốn. Nếu chỉ số AOV thấp thì doanh nghiệp cần có kế hoạch xây dựng lại mục tiêu. Nếu AOV cao thì doanh nghiệp cần tận dụng và thúc đẩy các chiến lược này để tiếp tục nâng cao thêm chỉ số AOV. 

Công thức tính AOV

Công thức tính chỉ số giá trị đơn hàng AOV
Công thức tính chỉ số giá trị đơn hàng AOV

Chỉ số AOV phản ánh trực tiếp doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể cải thiện được chỉ số AOV thì trước tiên bạn cần nắm rõ công thức tính AOV dưới đây: 

Giá trị trung bình của từng đơn hàng (AOV) = Tổng doanh thu doanh nghiệpSố lượng đơn hàng bán ra

Lưu ý: Chỉ số AOV được xác định bằng cách tính toán doanh số trên mỗi đơn hàng được bán ra chứ không phải dựa trên số lượng khách hàng. Ngay cả khi khách hàng trở lại và nhiều lần mua sản phẩm thì mỗi đơn đặt hàng sẽ có mỗi chỉ số AOV hoàn toàn riêng biệt.

Ví dụ áp dụng: Giả sử trong tháng 12, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử có doanh thu trực tuyến là 200000$ và doanh nghiệp đó có 500 đơn hàng. Như vậy chỉ số AOV của doanh nghiệp sẽ là:

200000$500 = 400$

7 cách giúp doanh nghiệp nâng cao chỉ số AOV

Để giúp nâng cao chỉ số AOV, doanh nghiệp có thể tham khảo một số cách dưới đây: 

Bán chéo sản phẩm bổ sung

Hình thức Cross sale nhằm thúc đẩy khách hàng mua thêm sản phẩm 
Hình thức Cross sale nhằm thúc đẩy khách hàng mua thêm sản phẩm

Hình thức bán chéo hay còn gọi là Cross sale, là một hình thức giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu bằng cách khuyến khích khách hàng mua thêm những sản phẩm – dịch vụ khác có liên quan tới sản phẩm chính mà khách hàng quan tâm.

Ví dụ: Khi bạn có nhu cầu mua một chiếc điện thoại Iphone 14 Pro Max, nhà sản xuất sẽ khuyến khích bạn mua kèm thêm các thiết bị sạc chính hãng để đảm bảo đến chất lượng lâu dài của sản phẩm.

Bán thêm

Hình thức bán thêm (Up Sale) cũng tương tự với Cross sale. Tuy nhiên thay vì khuyến khích khách hàng mua thêm các sản phẩm liên quan thì ở hình thức này,  doanh nghiệp sẽ khuyến khích khách hàng mua thêm một sản phẩm tương tự nhưng có giá trị lớn hơn sản phẩm bạn định mua ban đầu.

Ví dụ: Thay vì mua một chiếc điện thoại cũ, doanh nghiệp sẽ hướng bạn đến một chiếc đời mới để trải nghiệm được nhiều tính năng và có thể được bảo hành từ nhà sản xuất.

Sử dụng hiệu ứng chim mồi 

Sử dụng hiệu ứng chim mồi để “câu khách” 
Sử dụng hiệu ứng chim mồi để “câu khách”

Hiệu ứng chim mồi là hiệu ứng khiến khách hàng sẵn sàng bỏ ra một số tiền để mua một sản phẩm đắt hơn mà họ lại không hề ý thức được điều đó. Nắm bắt tâm lý khách hàng thường lưỡng lự trước 2 lựa chọn là sản phẩm giá thấp nhưng có thể tiết kiệm chi phí và sản phẩm giá cao nhưng chất lượng tốt hơn. Trong trường hợp này, sự xuất hiện của lựa chọn thứ 3 (tức chim mồi) sẽ thay đổi quyết định của khách hàng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Một quán chè muốn bán ra càng nhiều cốc cỡ lớn càng tốt. Nhưng, khách hàng có vẻ chỉ sẵn sàng chi 35.000 đồng cho một cốc cỡ nhỏ hơn là 60.000 đồng cho một cốc cỡ lớn. Vì vậy cửa hàng đã đưa ra thêm một lựa chọn nữa là cốc cỡ vừa với giá 55.000 đồng. Đứng trước 3 lựa chọn đó, khách hàng thường sẽ có tâm lý sẵn sàng chi thêm 5000 đồng để mua cốc cỡ lớn nhưng có dung tích nhiều hơn nhiều so với cốc cỡ vừa.

Cung cấp quà tặng và ưu đãi kèm theo 

Đây là một hình thức thúc đẩy khách hàng mua hàng với số lượng lớn hoặc giá trị cao hơn bằng cách tạo ra những ưu đãi đi kèm. Chiến lược marketing này có lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp, khi vừa có thể gia tăng lợi ích cho khách hàng vừa giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Xây dựng các chương trình dành cho khách hàng thân thiết

Xây dựng chương trình tích điểm đổi quà cho khách hàng 
Xây dựng chương trình tích điểm đổi quà cho khách hàng

Chương trình khách hàng thân thiết là một chiến lược marketing mang lại nhiều hơn các ưu đãi cho một nhóm khách hàng cụ thể. Một số chương trình khách hàng thân thiết mà các doanh nghiệp có thể tham khảo đó là tích lũy điểm thưởng mua sắm, thăng hạng thành viên thông qua việc tích điểm và hưởng chiết khấu cao hơn cho các đơn hàng tiếp theo, đổi điểm để lấy ưu đãi giảm giá/freeship,…

Việc khuyến khích khách mua đơn có giá trị cao nhằm tích điểm và thăng hạng thành viên để được hưởng những ưu đãi đặc quyền cho lần mua hàng tiếp theo. Từ đó, không chỉ giúp doanh nghiệp tăng giá trị đơn hàng, mà còn giúp giữ chân khách hàng quay trở lại mua hàng nhiều lần.

Đầu tư vào dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng mà đôi khi bị doanh nghiệp quên mất. Việc tạo ra dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng có được những trải nghiệm thoải mái và vui vẻ hơn khi mua hàng. Từ đó khách hàng sẽ có xu hướng muốn mua hàng và mua với số lượng nhiều hơn.

Làm nổi bật những đánh giá của khách đã mua hàng

Làm nổi bật những đánh giá của khách hàng
Làm nổi bật những đánh giá của khách hàng

Tận dụng các đánh giá trên website của mình cũng là một phương pháp hiệu quả giúp cải thiện giá trị đơn hàng trung bình. Hãy suy nghĩ về điều này với cương vị là một người tiêu dùng. Chúng ta thường có xu hướng tin tưởng vào các đánh giá của người đã mua hàng và sử dụng trước đó, hơn là tin tưởng vào những lời quảng cáo của thương hiệu.

  • Làm nổi bật những đánh giá từ khách mua hàng hàng
  • Khuyến khích khách hàng gửi lời đánh giá sau khi đã mua hàng

Nếu có những đánh giá không hài lòng, không có lý do gì mà bạn phải trốn tránh, mà hãy trực tiếp ghi nhận và tìm cách để cải thiện.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ AOV là gì cũng như những cách giúp doanh nghiệp nâng cao chỉ số AOV. Đừng quên truy cập website Hutbuicongnghep.com để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

phuongle

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x