Nếu bạn thường xuyên tiến hành kiểm tra sản phẩm thì có thể bạn đã bắt gặp thuật ngữ AQL. Vậy AQL là gì? Để hiểu rõ hơn về AQL, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những kiến thức được chia sẻ dưới đây nhé!
AQL là gì?

AQL được viết tắt của cụm từ Acceptable Quality Level hoặc Acceptable Quality Limit. Bạn có thể hiểu là “ mức độ chất lượng chấp nhận được”. Đây là một tiêu chuẩn hướng đến mục tiêu thống kê và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong tổ chức.
Cụ thể thì tiêu chuẩn AQL sẽ biểu hiện số lượng hàng hóa bị lỗi được chấp nhận. Theo đó, mỗi kích thước mẫu trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ có một mức độ khác nhau được biểu thị theo tỉ lệ phần trăm hoặc tỉ lệ của số lượng sản phẩm lỗi trên tổng số lượng sản phẩm được kiểm tra.
Trong thống kê AQL thì hàng hóa sẽ được kiểm tra một cách ngẫu nhiên, sau đó tiến hành so sánh giữa 2 chỉ tiêu là mặt hàng bị lỗi và số lượng xác định, từ đó tiếp tục xác định nguyên nhân bị lỗi.
Ví dụ về tiêu chuẩn AQL
Tỉ lệ AQL 1% có nghĩa là nếu không quá 1% số lượng sản phẩm trong lô hàng bị lỗi thì toàn bộ lô hàng có thể được chấp nhận.
Nếu một lô sản phẩm gồm 1.000 sản phẩm, nếu có từ 10 sản phẩm bị lỗi trở xuống thì có thể chấp nhận được. Còn nếu 11 sản phẩm bị lỗi thì toàn bộ lô hàng đó sẽ bị loại bỏ.
Con số 11 sản phẩm bị lỗi trở lên được gọi là giới hạn chất lượng có thể từ chối (viết tắt là RQL).
Phân loại lỗi AQL

Lỗi nghiêm trọng
Trong tiêu chuẩn AQL, khi mức chấp nhận sản phẩm là 0% được coi là lỗi nghiêm trọng. Đây là vấn đề không thể chấp nhận khi nó không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mà còn tạo ra các khủng hoảng như nguy hiểm cho người dùng.
Tình huống như phát hiện kim có trong sản phẩm dâu tây đóng hộp là ví dụ cho lỗi trên.
Lỗi lớn
Với mức chấp nhận của sản phẩm/dịch vụ chỉ đạt 2.5%, việc sản xuất sẽ được xem là mắc lỗi lớn. Điều này có thể làm cho hàng hóa không thể đáp ứng nhu cầu khách hàng, dẫn đến việc đổi/trả nhà sản xuất.
Lỗi nhỏ
Lỗi nhỏ được tính khi mặt hàng bị lỗi có mức chấp nhận là 4% so với số lượng được xác định. Lỗi này sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn về mặt chất lượng, thế nhưng vẫn không đáp ứng được tiêu chí ban đầu của doanh nghiệp đề ra.
Các cấp độ kiểm tra AQL
Kiểm tra AQL có 2 cấp độ chính, đó là:
Cấp kiểm tra chung (General Inspection Levels)
- Có ba Cấp độ Kiểm tra Chung (GI, GII và GIII) trong bảng AQL. Ở Level I, cung cấp cỡ mẫu nhỏ nhất, có nghĩa là nhân viên kiểm tra sẽ kiểm tra ít sản phẩm hơn. Cấp độ General Level III, sẽ cung cấp kích thước mẫu lớn nhất, có nghĩa là nhân viên sẽ kiểm tra nhiều hơn.
- GI – Kiểm tra ít đơn vị: lợi ích của việc kiểm tra ít đơn vị hơn đó là mất ít thời gian hơn. Chi phí có thể thấp hơn đồng nghĩa với độ tin tưởng cũng sẽ thấp hơn.
- GII – Kiểm tra mặc định và phổ biến nhất: phạm vi bao phủ rộng hơn với mức chi phí tương đối thấp. Một số công ty giám định đôi khi gọi mức độ kiểm tra GII AQL là cỡ mẫu “tiêu chuẩn”.
- GIII – Kiểm tra tối đa: Lợi ích của việc sử dụng Cấp độ III đó là cỡ mẫu lớn sẽ giúp người dùng tin tưởng hơn vào kết quả kiểm tra. Đổi lại, bạn sẽ phải đợi kết quả lâu hơn và mất nhiều chi phí hơn.
Ví dụ: 5.000 bàn gỗ được đặt hàng và doanh nghiệp sử dụng AQL từ nhà cung cấp để tiến hành kiểm tra tại nhà máy. Trong quá trình kiểm tra lấy mẫu AQL, nếu sử dụng:
- General I – Người kiểm sẽ cần kiểm tra 80 bàn gỗ.
- General II – Người kiểm sẽ cần kiểm tra 200 bàn gỗ
- General III – Người kiểm sẽ cần kiểm tra 315 bàn gỗ

Cấp kiểm tra đặc biệt (Special Inspection Levels)
Trong khi mức kiểm tra chung xác định cỡ mẫu cho việc kiểm tra tổng thể, thì các mức đặc biệt (S-1, S-2, S-3 và S-4) chỉ được sử dụng cho các hạng mục cụ thể trong danh sách kiểm tra của các nhà sản xuất. Việc sử dụng mức độ đặc biệt cung cấp kích thước mẫu nhỏ hơn, thường được sử dụng cho một số thử nghiệm.
Sự khác biệt quan trọng giữa bốn cấp độ kiểm tra đặc biệt AQL đó là cỡ mẫu mà chúng sản xuất:
- S-1 (Mã ký tự C)
- S-2 (Mã ký tự D)
- S-3 (Mã ký tự E)
- S-4 (Mã G)
Mức đặc biệt được chọn sẽ phụ thuộc vào các chi tiết cụ thể của sản phẩm và những bài kiểm tra được yêu cầu. Một số trường hợp có thể đảm bảo số lượng mẫu cao hơn, trong khi những trường hợp khác có thể đảm bảo được số lượng ít hơn.
Phương pháp lấy mẫu trong AQL
Có 3 phương pháp được thực hiện lấy mẫu trong tiêu chuẩn AQL đó là:
- Lấy mẫu đơn: chỉ yêu cầu một mẫu có kích thước n và số lượng giá trị mặc định là c. Vì vậy, nó còn được gọi là (n,c) – sampling. Nếu trong mẫu n giá trị mặc định lớn hơn c thì toàn bộ lô đó sẽ bị loại.
- Lấy mẫu kép: mở rộng phương thức lấy mẫu đơn, có thể đưa ra quyết định nếu như mẫu đầu tiên không quyết đoán.
- Lấy mẫu tuần tự: đây được đánh giá là một phương pháp phức tạp. Với mỗi mẫu hạng mục từ mẫu được thử nghiệm và quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ sau khi doanh nghiệp có được kết quả thử nghiệm.
Qua những chia sẻ trên đây chắc chắn bạn sẽ nắm rõ được khái niệm AQL là gì và những thông tin bạn cần nắm rõ về thuật ngữ này!