Tất cả mọi hoạt động trong cơ thể chúng ta đều cần phải sử dụng đến năng lượng. Và nguồn năng lượng này có được chính là nhờ vào sự thành của ATP. Vậy, ATP là gì? ATP quan trọng như thế nào với người tập gym. Chúng ta hãy cùng làm sáng tỏ vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
ATP là gì?

ATP hay còn gọi là Adenosine triphosphate, đây là phương pháp mà cơ thể sử dụng để lưu trữ và sử dụng năng lượng. Nói cách khác, ATP là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết cho các tế bào. Đối với cơ bắp hay cụ thể hơn là từng tế bào trong cơ thể thì ATP chính là nguồn năng lượng để cơ thể hoạt động.
Khi một tế bào cần năng lượng, nó sẽ phá vỡ ATP để tạo thành adenosine diphosphate (ADP), một phân tử photphat tự do đồng thời giải phóng 12kcal năng lượng phục vụ cho mục đích vận động, tập luyện. Tuy nhiên lượng ATP dự trữ trong cơ không nhiều, vì vậy để có một cơ bắp khỏe mạnh lâu dài thì cần phải phục hồi và duy trì ATP một cách đầy đủ. Năng lượng dùng để phục hồi ATP được phân giải từ các thành phần tinh bột, đạm và chất béo.
Tầm quan trọng của ATP với người tập gym

Người tập gym luôn tốn nhiều sức lực hơn so với những người bình thường. Chính vì vậy sự chuyển hóa năng lượng là một điều vô cùng quan trọng. Cũng vì điều đó nên ATP quyết định khá nhiều đến kết quả của người tập gym.
Nạp đủ lượng ATP giúp tác động tốt đến sức khỏe của người tập gym. Những người tập gym với cường độ nặng, năng lượng ATP sẽ giúp cơ bắp không bị thiếu hụt năng lượng và còn hỗ trợ trong việc phát triển cơ bắp một cách tối đa.
Quá trình tổng hợp ATP của cơ thể
ATP được tổng hợp từ 3 con đường khác nhau trong cơ thể, cụ thể:
Hệ năng lượng Phosphagen

Lượng ATP tiêu hao trong cơ có thể tái tổng hợp nhờ vào creatine có trong cơ (creatine photphat). Chính vì vậy, hệ năng lượng này còn có 1 tên gọi khác đó là ATP-CP.
Phosphagen là hệ năng lượng cung cấp nhanh nhất đến cho cơ thể. Nó được sử dụng trong giai đoạn đầu khi cơ bắp bắt đầu hoạt động. Hệ phosphagen có công suất lớn nhất, gấp 3 lần hệ lactic và gấp 4 lần hệ oxy.
Vì vậy, hệ Phosphagen đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động có công suất tối đa: chạy ngắn, ném, nhảy, đẩy,…Việc cung cấp năng lượng bằng hệ này vô cùng ngắn (không quá 12s) nên với những hoạt động lâu hơn thì cần phải có sự tham gia của các hệ năng lượng khác.
Hệ năng lượng Lactic
Với những hoạt động dài hơn thì cơ thể sử dụng năng lượng để tái tổng hợp ATP và CP bằng cách phân giải khí đường glucose. Phản ứng này sẽ sinh ra axit lactic khiến cho cơ mệt mỏi. Và hệ năng lượng này có tên là Lactic.

Cơ chế hệ năng lượng này là glycogen dự trữ trong cơ, glucose trong máu chuyển vào cơ và glucose từ gan vận chuyển vào trong máu.
Hệ năng lượng này có công suất nhỏ hơn so với hệ Phosphagen (nhỏ hơn 3 lần hệ phosphagen và lớn hơn 1.5 lần hệ oxy)
Trong hoạt động tối đa, sự phân giải glycogen cũng chỉ xảy ra không quá 25% lượng glycogen dự trữ. Vì vậy, năng lượng của hệ lactic cũng không lớn lắm.
Hệ năng lượng này bắt đầu hoạt động từ lúc co cơ nhưng đạt công suất lớn nhất sau 30-40s. Hệ lactic đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động kéo dài từ 20s đến vài phút.
Trong hoạt động của hệ lactic, lượng glycogen trong cơ và trong gan không bao giờ được sử dụng cạn kiệt. Năng lượng trong hệ lactic hạn chế không phải do trữ lượng glycogen ít mà là do axit lactic sinh ra đã gây ức chế các men phân giải glycogen.
Hệ năng lượng Oxidative
Hệ Oxidative là hệ cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể dù là lúc nghỉ ngơi hay vận động nhẹ nhàng. Hệ Oxidative là hệ duy nhất có Oxy để tạo nên các ATP. Vì cần thời gian để phân giải hầu như tất cả các chất dinh dưỡng phức tạp trong cơ thể, nên Oxidative cũng là hệ có thời gian hoạt động lâu nhất.
Tuy nhiên lượng ATP do hệ Oxidative lại cao hơn gấp nhiều lần so với hai hệ còn lại. Thậm chí lượng ATP này có thể đảm bảo cho cơ thể sử dụng liên tục trong vài giờ đồng hồ.

Ngoài ra, hệ Oxidative còn được đánh giá là trợ thủ đắc lực khi một người cần sử dụng đến hệ Photphagen hay Lactic, cụ thể:
- Đối với hệ Photphagen, Oxidative sẽ giúp hồi phục lại lượng ATP dự trữ đã cạn kiệt trong khi nghỉ ngơi. Vì vậy, chúng ta có thể thấy một người có hệ Oxidative hoạt động tốt sẽ nhanh chóng hồi phục sức lực hơn so với những người khác.
- Đối với hệ Lactic, Oxidative sẽ giúp xử lý lượng Lactate sau khi được chuyển đến ở cơ quan bào Mitochondria (cũng chính là nơi hệ Oxidative hoạt động). Chưa kể quá trình xử lý này còn giúp cho cơ thể có thêm một số năng lượng nhất định. Nếu có lợi thế là hệ Oxidative hoạt động tốt, khả năng kéo dãn ngưỡng Lactic của bạn sẽ tốt hơn người bình thường.
Như vậy, có thể thấy rằng quá trình tạo ra ATP của ba hệ trên không hề hoạt động độc lập. Nếu hệ Photphagen và Lactic mang tính dứt điểm nhanh chóng thì hệ Oxidative chính là chiến lược để cơ thể phục hồi thể trạng chờ cơ hội bứt phá. Có thể dễ dàng nhận thấy cách thức hoạt động này đã được rất nhiều vận động viên cần đến sức bền như Marathon, đua xe đạp hay bóng đá vận dụng.
Bài viết trên đây, Hutbuicongnghiep.com đã chia sẻ những thông tin liên quan đến ATP là gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi!