“Ô nhiễm bụi mịn là gì?” là nghi vấn của rất nhiều người dân trước tình trạng chất lượng không khí ngày càng kém. Báo đài vẫn ngày ngày đưa tin về bụi mịn, bụi PM2.5, tác hại của bụi mịn,… Vậy ô nhiễm bụi mịn là gì? Thực trạng này có nguy hiểm hay không?,… Tất cả những nghi vấn trên sẽ được giải đáp ngay trong phần nội dung chia sẻ sau đây.
Ô nhiễm bụi mịn là gì?
Đầu tiên, để hiểu được ô nhiễm bụi mịn thì chúng ta cần phải hiểu được bụi mịn trước đã. Chúng ta có thể hiểu bụi mịn là những hỗn hợp hạt vật chất ở dạng lỏng hoặc rắn của cả vô cơ và hữu cơ. Những hạt này có kích thước siêu nhỏ mà chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường.

Bụi mịn có tên viết tắt dạng PM X. Trong đó PM chính là viết tắt của Particulate Matter – hỗn hợp những hạt vật chất siêu nhỏ lơ lửng trong không khí như khói xe cộ, phấn hoa, bồ hóng, giọt chất lỏng,… Còn X chính là một biến số như 2.5, 10, 0.1,… Những biến số này chỉ kích thước của những hạt bụi.
Vậy bụi mịn có kích thước bao nhiêu? Câu hỏi này có nhiều đáp án khác nhau. Dựa vào kích thước của hạt bụi mà bụi mịn được chia thành một số loại như sau:
– PM10: là những hạt bụi siêu nhỏ có đường kính trong khoảng 2.5μm – 10μm.
– Bụi PM2.5: là những hạt bụi nhỏ có đường kính dưới 2.5μm – 1μm.
– PM1.0: là tên gọi loại bụi siêu mịn có kích thước 1μm.
– Nano PM0.1: đây được cho là loại bụi siêu mịn, nhỏ nhất hiện nay với kích thước dưới 0.1μm.
Bên cạnh kích thước thì cũng có không ít người thắc mắc bụi mịn bay cao bao nhiêu? Vì là những hạt siêu nhỏ, khối lượng nhẹ cho nên bụi mịn có thể bay rất cao. Đặc biệt là khi có tác động của gió, chúng cho khả năng lơ lửng tại mọi nơi trong bầu khí quyển.

Ô nhiễm bụi mịn chính là khi chỉ số bụi mịn vượt ngưỡng an toàn. Đầu tiên chúng ta lại phải biết chỉ số bụi mịn là gì? Chỉ số bụi mịn là đơn vị đo số lượng bụi mịn có trong một m3 không khí. Đơn vị đo chính là μg/m3.
Vậy chỉ số bụi mịn an toàn là bao nhiêu để có thể xác định được không khí có ô nhiễm hay không? Theo tiêu chuẩn bụi mịn quốc gia thì 25μg/m3, là mốc để xác định ô nhiễm bụi mịn. Nếu như trong không khí có khối lượng bụi mịn thấp hơn 25μg/m3 thì là chất lượng không khí tốt. Còn vượt 25μg/m3 là đã xuất hiện ô nhiễm bụi mịn, giá trị càng tăng thì mức độ ô nhiễm càng cao.
Bụi mịn sinh ra từ đâu?
Phần lớn bụi mịn trong không khí hiện nay đều do sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người. Cụ thể như sau:

– Bụi mịn sinh ra từ khí thải của các phương tiện giao thông, các máy móc, nông cụ,… Đặc biệt nhiều từ những phương tiện chạy dầu diesel.
– Những khu công nghiệp lớn xả ra lượng khí thải lớn là nguyên nhân chính sinh ra bụi mịn.
– Các công trường xây dựng với lượng bụi đất lớn cũng là môi trường phát sinh bụi mịn.
– Đốt rác, đốt than củi, nấu ăn,… các hoạt động có quy mô nhỏ này cũng góp phần tạo nên bụi mịn.
– Phấn hoa là một loại bụi mịn tự nhiên.
– Bụi mịn từ đâu ra? Chúng một phần phát sinh ra từ tro bụi của những vụ phun núi lửa.
>> Tham khảo:
- Bụi mịn PM2.5 là gì? Bụi mịn PM2.5 sinh ra từ đâu?
- Bụi mịn tiếng Anh là gì? Tác hại khổng lồ từ những hạt bụi tí hon
Thực trạng bụi mịn Hà Nội và bụi mịn TP.HCM
Từ giữa năm 2019 trở lại đây, không khí ở cả nước ta nói chung và 2 thành phố lớn nhất cả nước Hà Nội – TP.HCM nói riêng vẫn nhiều lần vượt ngưỡng chỉ số an toàn. Không ít lần lên tới mức báo động, nguy hại đến sức khỏe con người.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chỉ số bụi mịn tại một số trạm quan trắc có chỉ số ô nhiễm bụi mịn cao tại hai thành phố lớn này trong ngày 07/09/2020.
Trạm quan trắc | Chỉ số bụi mịn (PM2.5) các khung giờ ngày 07/09/2020 (μg/m3) | |||
01:00 | 05:00 | 09:00 | 13:00 | |
Hà Nội | ||||
Hàng Đậu | 75 | 54 | 65 | 60 |
Phạm Văn Đồng | 68 | 45 | 64 | 58 |
Minh Khai – Bắc Từ Liêm | 44 | 48 | 51 | 41 |
TP.HCM | ||||
Lãnh sự quán Hoa Kỳ | 46 | 59 | 68 | 74 |
(Thông tin từ Cổng thông tin Quan trắc Môi trường UBND TPHN và aqicn.org)
Số trạm quan trắc có chỉ số bụi mịn cao ở Hà Nội chiếm nhiều hơn ở TP.HCM. Từ đó ta có thể thấy mức độ ô nhiễm bụi mịn ở TPHCM thấp hơn ở Hà Nội.
Trên đây là những thông tin khái lược nhất về ô nhiễm bụi mịn là gì? Để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân cũng như cộng đồng, hãy sử dụng khẩu trang khi ra đường, sử dụng máy lọc không khí, dùng xăng sinh học, hạn chế đốt than củi, than tổ ong,…