Cách làm mứt khế thơm ngon, đậm đà hương vị Tết cổ truyền

Cách làm mứt khế thơm ngon, đậm đà hương vị Tết cổ truyền
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Hàng năm cứ vào độ cuối đông, đầu xuân, cánh chị em lại rục rịch chuẩn bị cho những món ăn mang hương vị Tết. Có lẽ hình ảnh những đĩa mứt thơm ngon, dẻo ngọt và nhiều màu sắc đã trở thành một vùng trời ký ức không thể phai nhòa với mỗi chúng ta. Mứt đại diện cho những điều may mắn trong năm mới. Cũng là lời chúc mà gia chủ gửi đến các vị khách có dịp đến chơi nhà đầu xuân. Điều đặc biệt nhất chính là bất kỳ loại trái cây, rau củ nào cũng có thể tạo thành mứt với những hương vị rất riêng, rất mới lạ. Trong số mới nhất ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về cách làm mứt khế nhé!

Cách làm mứt khế thơm ngon, chuẩn hương vị Tết
 

Ý nghĩa của mứt khế trong ngày Tết Việt Nam

Mứt khế hay ô mai khế là món quà dân giã đặc biệt trong văn hóa của người Việt xưa và nay. Hiện nay loại mứt này không còn quá phổ biến do các công đoạn chế biến và bảo quản cần đến nhiều thời gian hơn. Dẫu vậy, đối với nhiều vùng quê Việt, mứt khế vẫn là một điều gì đó rất đáng trân quý và gìn giữ.

Ý nghĩa của mứt khế trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt

Cây khế là loại cây quen thuộc với người Việt Nam. Bởi vậy người ta thường ví cây khế với hình ảnh của quê hương, đất nước và tình yêu bao la. Cây khế đại diện cho những gì thân thuộc và gần gũi nhất. Có lẽ cũng vì vậy mà mứt khế trở thành món quà không thể thay thế bởi nó đã đi sâu vào tâm trí biết bao thế hệ người Việt.

Cây khế thường nuôi quả từ tháng 6 đến các tháng cuối năm. Vào mùa đông, khế ra rất nhiều quả, nặng trĩu cả tán cây. Đến độ chín vàng, khế thường rụng rất nhanh. Do đó, người xưa bắt đầu lựa chọn loại quả này để làm mứt Tết. Theo thời gian, mứt khế trở thành món ăn không thể thiếu trong các gia đình Việt. Nếu bạn đọc chưa biết cách làm loại mứt này, hãy cùng theo chân chúng tôi với những công thức bí mật ngay sau đây nhé!

👉 Tham khảo:

Cách làm mứt khế không cần vôi

Cây khế chua thường được trồng nhiều hơn khế ngọt. Do đó, loại mứt khế chua cũng phổ biến hơn so vớt mứt khế ngọt. Ngoài ra do hương vị riêng mà cách làm mứt khế chua cũng phức tạp hơn. Người ta thường dùng vôi như một cách để khử độ chua cho quả khế. Do đó, để làm mứt khế ngọt, người dùng không cần sử dụng đến nguyên liệu này. Tuy nhiên, trong vôi có chứa nhiều chất gây hại đối vơi cơ thể. Vậy làm thế nào tạo nên món mứt khế ngon dẻo mà không cần sử dụng đến vôi nhỉ? Bí mật sẽ được bật mí ngay dưới đây!

Cách làm mứt khế không cần vôi đúng nhất

Nguyên liệu làm mứt khế

Trước khi làm mứt khế, chúng ta cần bắt tay vào chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết để công đoạn tạo ra món mứt trở nên đơn giản hơn. Một số nguyên liệu để làm mứt khế bao gồm:

  • Khế chua với lượng vừa đủ. Nên chọn những quả vừa chín đến, đang độ xanh chuyển vàng. Không nên chọn những quả khế quá chín. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng món mứt.
  • Chuẩn bị sẵn gừng và chanh. Đây là những nguyên liệu không bắt buộc để tạo nên một món mứt đậm đà, chuẩn hương vị.
  • Đường trắng, muối trắng và đường phèn
  • Một lượng nước sạch vừa đủ để ngâm khế.

Các bước làm mứt khế ngày Tết đúng cách

Với những kinh nghiệm được đúc kết theo thời gian, bằng những phương pháp bí truyền của các bà, các mẹ. Chị em chỉ cần thực hiện công việc làm mứt theo những công đoạn sau đây. Đảm bảo sẽ có được một món ăn đậm đà, khách đến nhà tấm tắc khen ngon. Vậy cách làm mứt khế như thế nào? Còn chần chờ gì mà không làm ngay thôi nào?

Cách làm mứt khế chua theo từng giai đoạn

Bước 1: Sơ chế khế

Công đoạn đầu tiên trong công việc làm mứt chính là sơ chế nguyên vật liệu. Để những miếng mứt thơm ngon, hảo hạng. Khế được dùng để làm mứt phải là những quả khế tươi sạch, mới được hái xuống từ trên cây. Theo kinh nghiệm dân gian, những quả khế càng mọng nước, món mứt làm ra càng ngon.

Trước tiên, chị em cần rửa sạch khế. Sau đó cắt bỏ phần đầu và các góc cạnh, rồi chia thành từng múi nhỏ hoặc cắt theo ý muốn. Tuy nhiên, phải đảm bảo được độ dày cho miếng khế để khi làm mứt không xảy ra tình trạng dập nát. Ngoài ra, khi sơ chế, nhất định phải loại bỏ hết hạt để dẫn đến tình trạng hạt khế làm thay đổi vị mứt.

Bước 2: Ngâm khế

làm mứt khế
Thao tác ngâm khế cùng hỗn hợp chanh muối và nước sạch

Sau công đoạn sơ chế là đến bước ngâm khế. Theo các cách thông thường, người ta sẽ sử dụng nước vôi trong để ngâm khế. Mục đích chính là để khử vị chua và tăng độ dẻo cho món mứt. Tuy nhiên, người dùng có thể thay thế nước vôi trong bằng một hỗn hợp sạch và an toàn hơn. Đó là nước sạch kết hợp với muối và nước cốt chanh. Tất cả được trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ 1:1:1. Có nghĩa là 1 muỗng muối, 1 muỗng nước chanh và 1 lít nước sạch.

Nên ngâm khế tối thiểu trong khoảng thời gian từ 1-2 tiếng. Sau đó vớt khế ra khỏi hỗn hợp và rửa sạch nhiều lần bằng nước lạnh. Cuối cùng để khế khô ráo và bắt đầu chuẩn bị cho những công đoạn tiếp theo.

Bước 3: Công đoạn chần khế

Sau khi những miếng khế đã được ngâm cẩn thận và làm ráo nước. Người dùng hãy đến với công đoạn chần khế. Đầu tiên hãy làm giảm nước và mức độ chua của các miếng khế bằng cách chần nhẹ khế lên thớt. Điều này giúp làm giảm độ chua và tăng độ dẻo cho những miếng mứt.

Tiếp đó, hãy đun sôi một nồi nước trên bếp. Sau đó cho đường phèn vào cùng với nước rồi khuấy đều. Cho khế đã chuẩn bị sẵn vào đảo sơ trong khoảng 30 giây. Nhanh chóng vớt khế ra và rửa thật sạch bằng nước lạnh. Ở công đoạn này, người dùng có thể kiểm tra độ chua của khế bằng cách ăn thử. Nếu khế vẫn còn quá chua so với khẩu vị, có thể ép khế thêm một lần nữa để giảm bớt nước.

Bước 4: Ướp khế cùng với đường

Để tạo ra một món mứt thanh đạm, đủ vị chua ngọt. Người làm mứt cần tiến hành ướp khế với đường. Đây là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất để đảm bảo vị ngọt của đường có thể thấm vào bên trong những múi khế.

cách làm mứt khế
Công đoạn ướp khế chua cùng với đường

Chuẩn bị sẵn một chiếc nồi để ướp khế theo tỷ lệ 1:2. Có nghĩa là với 1 kg khế thì phải cần đến 2kg đường trắng. Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất vẫn là khẩu vị của người ăn. Do đó, chúng ta có thể cân đo đong đếm làm sao để có được sự cân bằng nhất. Ướp đường cùng khế trong khoảng thời gian từ 3-5 tiếng. Chờ đợi cho đến khi đường tan hết và ngấm dần vào bên trong.

Lưu ý không nên ướp quá lâu vì có thể ảnh hưởng đến độ dẻo và hương vị của món mứt. Sau khi ướp khế, chúng ta đến với công đoạn cuối cùng. Đó chính là sên mứt khế khô.

Bước 5: Sên mứt khế khô

Sau khi ướp khế với đường, hãy sử dụng chính chiếc nồi ướp để sên khế. Sử dụng lửa ở mức thấp nhất để bắt đầu công đoạn sên khế. Lưu ý không nên để lửa to vì điều đó có thể làm cháy và ảnh hưởng đến màu sắc cũng như mùi vị của những miếng mứt.

Thỉnh thoảng hãy sử dụng đũa để đảo mứt giúp màu sắc được đều hơn. Đồng thời hạn chế tình trạng cháy có thể xảy ra. Sau khi lượng nước đường trong nồi khô dần, cho một lượng gừng băm nhỏ vào nồi. Đảo đều cho đến khi món mứt chuyển sang màu cánh gián. Đồng thời lượng đường trong nồi cũng cạn hết thì tắt bếp.

Như vậy, công đoạn chế biến mứt khế đã hoàn thành. Hãy để mứt ra mâm cho khô ráo và nguội hẳn. Cuối cùng cho vào các lọ thủy tinh. Sử dụng ngăn mát tủ lạnh để bảo quản mứt khế là phương pháp tốt nhất.

Những lưu ý khi làm mứt khế chua

Để có được món mứt khế thơm ngon, đậm đà hương vị Tết. Người làm mứt nên lưu ý một số vấn đề sau:

cách làm mứt khế
Một số lưu ý trong cách làm mứt khế chua

  • Tại bước sơ chế nên cắt mứt thành từng múi, không nên cắt ngang hoặc cắt theo ý thích. Bởi vì ở công đoạn sơ chế, việc ép nước có thể dẫn đến dập khế, ảnh hưởng đến chất lượng của mẻ mứt sau khi hoàn thành.
  • Công đoạn ép khế cần tiến hành cần thận, theo từng bước. Không nên vì vội vàng mà ép cùng lúc nhiều miếng khế.
  • Gừng là nguyên liệu bắt buộc đối với mọi món mứt. Ở công đoạn cuối nên cho gừng để tạo vị đậm cho mứt khế chua. Sử dụng gừng theo tỉ lệ 1:10 là phù hợp nhất.
  • Hỗn hợp chanh muối và nước sạch có khả năng thay thế nước vôi trong. Do đó, sử dụng dung dịch này để ngâm khế được đánh giá là phù hợp nhất.
  • Trong quá trình sên mứt cần chú ý đến mức độ lửa. Đảo mứt đều tay để tránh làm cháy và ảnh hưởng đến chất lượng món mứt khế.
  • Cách làm mứt khế ngọt đơn giản hơn khế chua do trong khế ngọt đã có sẵn vị ngọt cần thiết. Nên giảm tỉ lệ đường khi ướp khế. Đồng thời tăng lượng nước cốt chanh ở công đoạn ngâm khế ngọt. Điều này giúp đảm bảo đúng hương vị của mứt khế ngọt.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về cách làm mứt khế chua thơm – ngon – dẻo – ngọt. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Chúc các bạn thành công! Hẹn gặp lại ở những số tiếp theo nhé!

lanbtv

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x