Các loại giấy tờ, bằng cấp (trong đó có giấy phép lái xe) hiện nay được làm giả một cách tinh vi, vô cùng khó phát hiện bằng mắt thường. Điều này khiến nhiều cơ sở có thể lừa được người nộp hồ sơ nhưng thể qua mắt được người kiểm tra. Do đó, để giúp bạn có thể kiểm tra xem bằng lái của mình là thật hay giả, hutbuicongnghiep.com sẽ giới thiệu cách tra cứu giấy phép lái xe đơn giản và chính xác nhất.
Tại sao cần tra cứu giấy phép lái xe là thật hay giả?
Giấy phép lái xe (bằng lái xe) là một trong những giấy tờ quan trọng bắt buộc có khi điều khiển các phương tiện giao thông. Giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước cấp để công nhận cá nhân được phép điều khiển, vận hành, lưu thông bằng xe cơ giới.

Hiện nay, tại nước ta đang lưu hành các loại giấy phép lái xe như A1, A2, A3, A4 (xe mô tơ, xe ba bánh). Các hạng B11, B12, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE,… cho ô tô, xe đầu kéo rơ moóc.
Tình trạng làm giả hoặc sử dụng giấy phép lái xe giả không phải là hiếm gặp. Những tổ chức nhận làm bằng lái xe mà không cần đi thi – đều là hình thức làm bằng giả. Chính vì thế, bạn cần biết cách tra cứu giấy phép lái xe để xem tình trạng bằng lái của mình. Điều này có thể tránh cho bạn gặp những rắc rối không cần thiết khi bị kiểm tra đấy nhé!
Quy định các mức phạt không có bằng lái xe
Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ bắt buộc cần có khi điều khiển phương tiện lưu thông. Khi tham gia giao thông mà không có/không mang bằng lái, bạn có thể bị phạt với các mức:
- Trường hợp không mang giấy phép lái xe
Khoản 2, Điều 21, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt từ 100.000đ – 200.000đ. Mức phạt áp dụng cho người điều khiển mô tô, xe gắn máy. Các loại xe tương tự xe mô tô, gắn máy cũng được áp dụng chung mức phạt này.

- Trường hợp không có giấy phép lái xe
Khoản 5, 6, Điều 21, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt từ 800.000đ – 1.200.000đ. Mức phạt này áp dụng cho mô tô 2 bánh dung tích xi lanh dưới 175cm3. Các loại xe tương tự xe mô tô cũng có chung mức phạt khi không có bằng lái. Phạt từ 3.000.000đ – 4.000.000đ trong trường hợp mô tô 2 bánh dung tích xi lanh lớn hơn 175cm3 và xe mô tô 3 bánh.
Sử dụng giấy phép lái xe giả bị phạt bao nhiêu?
Đối với trường hợp sử dụng bằng lái xe giả cũng có quy định xử phạt riêng. Sử dụng giấy phép lái xe giả Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định với các mức cụ thể:
- Phương tiện là mô tô 2 bánh dưới 175 phân khối, các loại xe tương tự bị phạt từ 800.000đ – 1.000.000đ.
- Xe mô tô 2 bánh 175 phân khối, mô tô 3 bánh bị phạt 3.000.000đ – 4.000.000đ.
- Xe mô tô, máy kéo, các loại xe tương tự ô tô bị phạt từ 4.000.000đ – 6.000.000đ.
Ngoài các mức phạt trên, chủ phương tiện sẽ bị tịch thu giấy phép lái xe giả đó. Đồng thời, người sử dụng giấy phép lái xe giả sẽ không được cấp mới GPLX trong vòng 5 năm. Vì thế, tuyệt đối không sử dụng bằng lái xe không do cơ quan thẩm quyền nhà nước cấp.
Có nhiều cách được sử dụng để tra cứu giấy phép lái xe theo CMND. Bạn có thể dùng những cách dưới đây để biết chính xác nhất thông tin về bằng lái của mình:

Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe bằng Internet
Hiện nay, có khá nhiều địa chỉ không chỉ làm giả giấy phép lái xe. Tinh vi hơn, nhiều đối tượng còn giả mạo cả những trang Web để tra cứu bằng lái xe. Những trang Web này có giao diện gần giống với Website thật. Điều này làm không ít người nhầm lẫn về độ xác thực về tấm bằng lái xe của mình. Do đó, bạn cần lưu ý, chỉ có gplx gov.vn tra cứu giấy phép lái xe chính xác nhất.
Bạn có thể thực hiện các bước tra cứu thông tin Giấy phép lái xe đơn giản.
Các bước thực hiện cách tra cứu Giấy phép lái xe
Bước 1: Truy cập vào đường link: https://gplx.gov.vn để thực hiện việc tra cứu.
Đây là Website chính thức của Tổng cục đường bộ Việt Nam. Trang thông tin được giám sát chặt chẽ của Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam. Chính vì thế, nó đảm bảo được tính xác thực tuyệt đối về các thông tin nhận được.

Bước 2: Bạn nhập số của Giấy phép lái xe vào ô trống bên phải của Website.
Giao diện của Web rất đơn giản, ngay phía trên tay phải bạn sẽ nhìn thấy các ô trống. Bạn thực hiện nhập đầy đủ các thông tin tại các trường ô trống để tra cứu.
Bước 3: Hoàn thiện các trường của cách tra cứu giấy phép lái xe
Loại Giấy phép lái xe gồm:
- GPLX PET có thời hạn: dành cho hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
- GPLX PET không có thời hạn: dành cho các hạng A1, A2, A3.
- GPLX cũ (loại được ép plastic): thường được cấp vào thời gian từ trước tháng 7/2013.

Số Giấy phép lái xe:
- Bạn điền đầy đủ dãy số đỏ (gồm cả chữ nếu có) ngay dưới dòng chữ Giấy phép lái xe.
Ngày/tháng/năm sinh của người được cấp bằng lái xe:
- Đối với GPLX PET, bạn nhập theo cú pháp: yyyyMMdd (năm – tháng – ngày), nhập liền nhau. Ví dụ như bạn sinh ngày 13/03/1996, bạn nhập: 19960310 vào ô.
- Đối với GPLX cũ thì bạn chỉ cần nhập 4 số của năm sinh là được. Ví dụ, bạn sinh ngày 13/03/1996 thì chỉ cần nhập là 1996.
Mã bảo vệ:
- Gồm một dãy các chữ/số/chữ số ngay bên cạnh ô mã bảo vệ. Bạn nhập chính xác dãy chữ số đó (kể cả chữ thường và chữ hoa). Chỉ khi nhập chính xác mã bảo vệ thì bạn mới nhận được kết quả trả về. Mã bảo vệ này sẽ được thay đổi sau mỗi lần bạn chọn “Tra cứu”. Bạn cần chú ý điền lại mã sau mỗi lần thay đổi hoặc nhập lại thông tin của các trường.

Bước 4: Hoàn thành việc tra cứu
Bạn bấm vào nút “Tra cứu” để hoàn thành cách tra cứu giấy phép lái xe bằng Internet.
Kết quả trả về sẽ rơi vào một trong những trường hợp dưới đây:
- Hiển thị các thông tin về GPLX, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin có đúng với thông tin của mình hay không. Nếu chính xác, thì bằng lái của bạn là thật và đã được cập nhật trên dữ liệu của Tổng cục đường bộ. Trường hợp, mất hay hỏng GPLX thì bạn vẫn có thể được cấp lại mà không cần thi.
- Trường hợp thông tin trả về không đúng với thông tin của bạn thì đó là GPLX giả.
Tại sao tra cứu giấy phép lái xe không được?
Khi nhận về thông báo: “Không tìm thấy số GPLX đã nhập” bạn nên xem lại thông tin đã nhập. Kiểm tra quá tình nhập có sai sót gì không và bấm tra cứu lại một lần nữa. Khi đó, hoặc là thông tin của bạn chưa được cập nhật (nếu bạn có thi đầy đủ), hoặc là bằng giả (nếu bạn chỉ nộp hồ sơ mà không tham gia thi, chỉ thi lý thuyết/thực hành).

Trang thông tin tra cứu Giấy phép lái xe này còn cập nhật các lỗi vi phạm giao thông. Loại GPLX PET thì các lỗi sẽ được cập nhật cứ 6 tháng/lần. Do đó, đây còn là căn cứ để ghi nhận lỗi vi phạm giao thông của người điều khiển. Nếu bạn đã vi phạm thì hãy đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện đóng phạt theo quy định nhé!
Một vài trường hợp đặc biệt bạn có thể không tìm được thông tin bằng cách này như:
- GPLX có từ lâu (từ những năm 1990 – 1995) thì thông tin chưa được cập nhật hết. Bạn chỉ cần mang hồ sơ gốc và GPLX đến Sở GTVT để đổi sang thẻ PET.
- GPLX hạng A2 từ 1995 – 1999 sẽ bị hạ xuống A1 nếu không có thông tin trên Web, không còn hồ sơ gốc.
- Các loại GPLX Quân sự, Công an cấp thì Website không quản lý nên không tìm thấy thông tin.
Cách cách tra cứu giấy phép lái xe khác
Tra cứu thông tin GPLX qua hệ thống tin nhắn SMS
Nếu bạn đang sở hữu GPLX PET thì có thể thực hiện theo cách gửi tin nhắn SMS. Cú pháp: TC [dấu cách] [Số GPLX] [Số Seri] và gửi đến 0936.081.778 hoặc 0936.083.578.
Sau đó, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin về GPLX với mức phí từ 500đ – 2.000đ. Bạn có thể nhận về các thông tin như hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, các lỗi vi phạm nếu có,…

Có thể kiểm tra bằng lái xe bằng mắt thường không?
Bạn cũng có thể kiểm tra bằng lái xe của mình bằng mắt thường với các mẹo dưới đây:
- Kiểm tra tem dán hình tròn ở phía dưới bên phải của ảnh trên GPLX. Nhìn nghiêng, phần tem dán này sẽ hiện lên dòng chữ “đường bộ Việt Nam”.
- Kiểm tra số thứ 4, 5 trên số GPLX có trùng với năm thi hay không. Ví dụ bạn thi đỗ GPLX vào năm 2021 thì dãy số sẽ có dạng: xxx21xxxxxxx.
Với những hướng dẫn chi tiết vừa rồi, hy vọng bạn đã có thể nắm được cách tra cứu giấy phép lái xe nhanh chóng nhất. Nếu như bạn chưa có GPLX hoặc sử dụng bằng mua thì hãy nhanh chóng thi bằng lái xe cho đúng luật để không vi phạm khi tham gia lưu thông nhé!