Các KOLs, Influencer sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp nào đó. Bởi vậy nên nếu doanh nghiệp sử dụng một nhân vật nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu chính là cách làm phổ biến của những người làm marketing. Vậy đại sứ thương hiệu là gì và vai trò của họ như thế nào để doanh nghiệp có thể nâng tầm thương hiệu của mình? Hãy cùng chúng tôi giải quyết những thắc mắc này trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Tìm hiểu tổng quan về đại sứ thương hiệu
Để có thể hiểu hơn về đại sứ thương hiệu thì bạn cần tìm hiểu về thuật ngữ này cũng như công việc và yêu cầu của công việc này. Ngoài ra cũng có những đãi ngộ mà các thương hiệu dành cho các đại sứ của mình. Vậy họ là ai?

Các đại sứ thương hiệu là gì?
Đại sứ thương hiệu (brand ambassador) là một hình thức hợp tác bằng cách sử dụng gương mặt nổi tiếng để làm đại diện cũng như đồng hành cùng thương hiệu, doanh nghiệp. Đại sứ thương hiệu có thể là trong một chiến dịch hoặc trong một khoảng thời gian nào đó. Sử dụng các đại sứ thương hiệu giúp doanh nghiệp tiếp thị và quảng cáo sản phẩm của mình rộng rãi hơn.
Doanh nghiệp thường lựa chọn những gương mặt có tầm ảnh hưởng tới công chúng (ca sĩ, diễn viên, doanh nhân, người mẫu, hoa hậu,…) làm đại sứ. Điều này dễ hiểu bởi sự ảnh hưởng của đại diện sẽ giúp thu hút khách hàng và chiếm được lòng tin, sự ủng hộ của những người yêu thích đại sứ thương hiệu của họ.
Để ví dụ cho câu hỏi các đại sứ thương hiệu là gì, dưới đây là một số cái tên được chọn làm đại sứ cho các thương hiệu nổi tiếng hiện nay:
Người đại diện | Thương hiệu |
Jung Ho Yeon | Đại sứ toàn cầu của Louis Vuitton (Mảng Thời trang – Đồng hồ – Trang sức) |
Anya Taylor-Joy | Đại sứ toàn cầu của Dior (Mảng Thời trang – Mỹ phẩm) |
Yoona | Thời trang MIUMIU |
Park Seo Joon | Skechers (Đại sứ khu vực) |
Seventeen | Lazada (Đại sứ khu vực châu Á) |
Nguyễn Thúc Thùy Tiên | Mia.vn (Vali), Lazada Việt Nam |
Kaity Nguyễn | Rejoice |
Justatee | J&T Express |
Sơn Tùng M-TP | GoCar Protect |

Công việc thường thấy của một đại sứ thương hiệu là gì?
Doanh nghiệp chịu “chi” một khoản không nhỏ để thuê gương mặt đại diện, thuê sức ảnh hưởng của đại sứ cho thương hiệu của mình. Để giúp doanh nghiệp tiếp thị đồng thời thu hút sự chú ý, ủng hộ của khách hàng, một đại sứ thương hiệu sẽ cần phải thực hiện các công việc:
- Đăng tải các hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ bản thân làm đại sứ thương hiệu trên các kênh truyền thông (trực tuyến), chủ động giới thiệu các sản phẩm tới khách hàng.
- Chia sẻ, phản hồi các thắc mắc về sản phẩm của khách hàng về sản phẩm, nhãn hàng, thương hiệu làm đại điện.
- Tham gia các triển lãm thương mại dưới vai trò đại sứ, đại diện cho doanh nghiệp.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động của thương hiệu, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng tiềm năng.
- Kết hợp cùng đội ngũ marketing quản lý hình ảnh thương hiệu trước công chúng, khách hàng.
Vai trò đối với doanh nghiệp của đại sứ thương hiệu là gì?
Hiện nay, các đại sứ thương hiệu có một vai trò quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng sử dụng, lựa chọn sản phẩm. Vậy cụ thể vai trò của đại sứ thương hiệu là gì sẽ được tiết lộ ngay sau đây:

1. Đại sứ thương hiệu tạo niềm tin của khách hàng
Lòng tin là yếu tố quan trọng để khách hàng có thể ra quyết định có sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay không. Bởi thế nên tiếng nói của người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng rất lớn vì họ có một lượng người yêu mến đông đảo – sẽ là lượng khách hàng rất tiềm năng của doanh nghiệp.
Những thương hiệu lựa chọn gương mặt đại diện là người nổi tiếng, profile càng trong sạch càng thu hút được niềm tin của khách hàng hơn. Nếu như họ đang phân vân giữa sản phẩm của 2 nhãn hàng, thông thường họ sẽ lựa chọn thương hiệu có đại sứ là người họ yêu thích hoặc có thiện cảm hơn.
2. Vai trò lan tỏa sự hấp dẫn của đại sứ thương hiệu là gì?
Yếu tố thứ hai mà các doanh nghiệp mong muốn ở một đại sứ thương hiệu đó chính là lan tỏa. Người nghệ sĩ, người của công chúng thường rất biết cách để thu hút cũng như lan tỏa sự hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ đến với công chúng.
Thông qua các hành động, cử chỉ, lời nói… họ sẽ quảng bá chất lượng sản phẩm, dịch vụ tới đông đảo khách hàng. Với độ HOT nhất định của người đại diện thì thương hiệu của bạn cũng sẽ hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng.
3. Đại sứ thương hiệu giúp tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng

Tính đại sứ thương hiệu là gì cũng được thể hiện rất rõ trong vai trò này của người đại diện. Đại sứ thương hiệu cần phù hợp để giúp doanh nghiệp tiếp cận nhóm khách hàng phù hợp.
Một sản phẩm, dịch vụ có hấp dẫn đến đâu cũng sẽ dễ thất bại nếu như doanh nghiệp không định hình được tệp khách hàng tiềm năng của mình. Độ phù hợp là yếu tố then chốt có quyết định lớn đến sự thành bại của một chiến dịch quảng cáo nói chung, việc lựa chọn gương mặt thương hiệu nói riêng.
Nếu người đại diện không biết cách kích thích, thuyết phục khách hàng thì dù họ có nổi tiếng đến đâu thì chiến dịch quảng cáo cũng vẫn thất bại. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố phù hợp của người nổi tiếng với sản phẩm, dịch vụ người đó sẽ làm đại sứ thương hiệu là gì.
Ví dụ một số yếu tố cần được chú ý như:
- Mức độ liên quan, tương quan giữ người đại diện và sản phẩm của mình.
- Thương hiệu cá nhân của người đại diện chính là những hành động, quan điểm, phong cách sống, phát ngôn với truyền thông,…
- Đối tượng và lượng người ủng hộ người nổi tiếng (fans): Độ tuổi, lượng fans như thế nào, các chủ đề người nổi tiếng thường xuyên hoạt động,…
- Chỉ số cảm xúc của người nổi tiếng với công chúng (tích cực hoặc tiêu cực).
Yêu cầu để trở thành một đại sứ thương hiệu là gì?

Không phải ai cũng có thể trở thành đại sứ thương hiệu, cũng không phải người nổi tiếng nào cũng phù hợp làm người đại diện của doanh nghiệp. Dưới đây là một số tiêu chí mà doanh nghiệp có thể dùng làm cơ sở để lựa chọn gương mặt đại diện cho thương hiệu:
Ngôn ngữ linh hoạt
Khả năng ngôn từ tốt sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện việc truyền tải các thông điệp một cách dễ dàng hơn. Lời nói lưu loát, hấp dẫn chắc chắn có thể giúp thông điệp của nhãn hàng trở nên sâu sắc, giá trị hơn.
Độ nổi tiếng của đại sứ thương hiệu là gì?
Những người nổi tiếng trên thị trường thường có lượng fans đông đảo, hùng hậu cũng là một cách để quá trình tiếp cận, truyền tải thông tin đạt hiệu quả nhanh hơn.
Hơn nữa, tận dụng độ nổi tiếng, sức ảnh hưởng của người nổi tiếng cũng sẽ giúp thương hiệu “câu kéo” khách hàng mới, mở rộng tệp khách hàng của mình tốt hơn.
Tạo dựng được lòng tin
Niềm tin là điều rất quan trọng trong nghệ thuật bán hàng mà người làm marketing, doanh nghiệp vô cùng coi trọng. Niềm tin là các để đại sứ thương hiệu tạo sự uy tín về sản phẩm. Đây cũng là cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của cá nhân người làm đại sứ.

Nếu có niềm tin thì việc lựa chọn mua/sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là điều tất nhiên.
Mối liên hệ của sản phẩm với đại sứ thương hiệu là gì?
Người đại diện từng mua/sử dụng sản phẩm thì những đánh giá về trải nghiệm đó sẽ khách quan giúp tăng hiệu quả khi giới thiệu, truyền tải tới khách hàng. Đây là một trong những cách để đại sứ thể hiện mối liên hệ với sản phẩm, dịch vụ mình đại diện.
Cập nhật công nghệ
Bên cạnh các kênh thông tin truyền thống, hiện nay khách hàng còn sử dụng nhiều kênh thông tin đa dạng. Một trong số đó có thể kể đến các trang mạng xã hội (Tik Tok, YouTube, Facebook, Instagram,…) Để thu hút khách hàng, quảng bá thương hiệu hiệu quả thì người đại diện cần cập nhật và truyền thông trên nhiều nền tảng hơn.
Kết luận
Vừa rồi là những thông tin giúp bạn làm rõ câu hỏi đại sứ thương hiệu là gì cũng như vai trò và yếu tố để trở thành một gương mặt đại diện. Hy vọng bạn có thể tìm kiếm cho doanh nghiệp của mình một gương mặt phù hợp giúp truyền tải giá trị sản phẩm, quảng bá thương hiệu thành công!!!