Ý nghĩa và cách bày mâm cúng ngày Tết đặc trưng cho 3 miền

Ý nghĩa và cách bày mâm cúng ngày Tết đặc trưng cho 3 miền
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trong những ngày đầu năm, mâm cúng ngày Tết luôn được các gia đình chú trọng. Thắp hương trong ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết để gia chủ có thể cầu mong năm mới bình an, may mắn, tài lộc. Bạn đã hiểu được ý nghĩa của mâm cúng đầu năm và cách bày biện đúng nhất chưa? Theo dõi bài viết này của chúng tôi để nắm được và có chuẩn bị tốt nhất cho Xuân Quý Mão sắp tới nhé!

Ý nghĩa và cách bày mâm cúng ngày Tết mùng 1 – cúng Sang canh, cúng tổ tiên

Thông thường, người ta sắp mâm cơm cỗ cúng tổ tiên, ông bà, thần linh cùng về nhà ăn Tết với con cháu ngay từ chiều 30 tháng Chạp. Sang buổi sáng ngày mùng 1 Tết, chúng ta sửa soạn mâm cỗ để mời bề trên dùng cơm ngày đầu năm.

Mâm cũng ngày tết
Cách bày mâm cúng ngày Tết của 3 miền Bắc – Trung – Nam

Ý nghĩa của mâm cỗ cúng ngày đầu năm mới

Theo phiên âm Hán tự thì “nguyên” có nghĩa là khởi đầu còn “đán” là sáng sớm. Vì thế nên mâm cúng Nguyên Đán là mâm cỗ cúng vào sáng sớm năm mới, sáng mùng 1 các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng trang trọng, thịnh soạn nhất để mời tổ tiên, ông bà dùng và cầu mong những điều tốt đẹp.

Tết cổ truyền là một dịp quan trọng nhất trong năm, là ngày đoàn tụ của các thành viên trong gia đình sau một năm học tập, công tác xa nhà. Mâm cơm, mâm cúng ngày Tết luôn đầy đủ các món và được chuẩn bị kỹ càng với mong muốn cho một năm no đủ, hạnh phúc.

Mâm cỗ đầu năm còn thể hiện sự tri ân, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà cũng như những người đã có công xây dựng và gìn giữ hòa bình. Vì thế, mâm cơm, mâm cỗ trong những ngày đầu năm luôn được các gia đình chú trọng.

Các vật phẩm được sử dụng để cúng ngày mùng 1 Tết sẽ gồm có ngũ quả, hương hoa, đèn (nến), giấy tiền vàng mã, trầu cau, rượu,… Cỗ cúng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn nhưng cần phải được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm, kỹ càng.

Các mâm cúng ngày tết
Mâm cúng được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng

Các mâm cúng ngày Tết của các miền

Mỗi miền thì phong tục sửa soạn mâm cỗ cúng ngày Tết cũng khác nhau. Dưới đây là mâm cúng trong ngày mùng 1 Tết của 3 miền Bắc – Trung – Nam:

Mâm cúng ngày Tết miền Bắc

Theo phong tục thì mâm cỗ của miền Bắc sẽ có đủ 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho 4 trụ – 4 mùa – 4 phương. Hoặc những gia đình cầu kì hơn, khá giả hơn có thể chuẩn bị 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa.

Các đĩa trong mâm cúng miền Bắc thường có gà luộc, thịt lợn, giò lụa, nem rán, bánh chưng và một đĩa xôi gấc để mong cho năm mới gặp nhiều may mắn. 4 bát trong mâm sẽ gồm có canh măng khô hầm chân giò hoặc măng khô nấu xương, canh bóng thả, miến dong,… Người ta kiêng sát sinh sáng mùng 1 nên các các loại thịt sống sẽ được chuẩn bị từ trước sang canh.

Mâm cúng ngày Tết miền Trung có những món gì

Cũng giống như mâm cúng đầu năm của miền Bắc, mâm cúng của người miền Trung cũng được chuẩn bị một cách kỹ càng và đầy đủ món khô, món nước. Hầu hết các món ăn trong mâm cúng ngày đầu Xuân, người miền Trung làm các món mặn với gia vị đậm đà: nem lụi, bò nướng sả ớt, lợn/gà quay, bò nấu thưng, củ cải kho thịt lợn, thịt nạc rim, bánh tổ,…

bày mâm cúng ngày tết
Mâm cúng mùng 1 Tết miền Trung có thể chuẩn bị bánh chưng hoặc bánh tét

Bên cạnh đó, người miền trung thường làm thịt lợn/thịt bò ngâm nước mắm để ăn kèm các món cuốn (nem cuốn, rau sống cuốn…). Và người ta thường có bánh ngũ sắc, bánh in,… để tráng miệng.

Cách bày mâm cúng ngày Tết miền Nam

Mâm cỗ cúng ngày Tết của miền Nam thường đơn giản và sẽ phụ thuộc vào kinh tế của gia đình. Mâm cỗ thường thể hiện sự trù phú, màu mỡ của vùng miền chứ không quá cầu kỳ và nguyên tắc như của người miền Bắc.

Thực đơn của mâm cỗ cúng miền Nam phong phú chứ không tuân theo bất cứ chuẩn mực nào. Thường có giò chả chiên, lạp xưởng, gỏi gà, củ kiệu, bánh tét (khá đa dạng mùi vị và nguyên liệu bánh tét). Cùng với đó là thịt kho trứng (hột vịt hoặc trứng gà), canh khổ qua với mong ước năm mới sung túc, mọi khó khăn sẽ sớm qua đi.

Mâm cỗ chay ngày Tết

Một số gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cúng ngày Tết là cỗ chay để không phải sát sinh trong những ngày đầu năm. Một số món ăn thường có trong mâm cỗ chay ngày Tết có thể kể đến như:

Cách bày mâm cúng ngày tết
Mâm cỗ chay ngày Tết cũng được nhiều gia đình lựa chọn
  • Các loại rau củ xào chay (cà rốt, bắp bao tử, nấm, cải thảo…)
  • Đậu phụ được chế biến thành nhiều món khác nhau (đậu phụ chiên xù, xào nấm, đậu phụ Tứ Xuyên,…)
  • Canh: trong mâm cơm mặn hay mâm cơm chay thì món canh chính là thành phần không thể thiếu. Không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần một số loại nấm hoặc các loại rau củ mình yêu thích là có thể nấu được bát canh chay thơm ngon cúng đầu năm rồi.
  • Xôi gấc, xôi đỗ xanh,… xuất hiện trong các mâm cỗ cúng đầu năm giúp gia chủ thể hiện mong ước cả năm no đủ, gặp nhiều may mắn.

Mâm cúng ngày Tết mùng 2 – Cúng thần linh và gia tiên

Cũng tương tự như mâm cỗ cúng mùng 1 Tết thì trong ngày mùng 2, người ta sẽ làm các mâm cúng thần linh, gia tiên. Về cơ bản thì mâm cúng của ngày mùng 2 cũng tương tự như mâm cúng ngày mùng 1 Tết. Các gia đình có thể thay đổi một số món ăn cho đỡ nhàm chán, bắt mắt hơn.

Miền Bắc thường có các món như:

  • Bánh chưng
  • Gà luộc
  • Dưa hành
  • Đồ xào hoặc nộm
  • bát canh rau củ
  • Nem rán, giò thủ (giò xào), giò nạc
Mâm cúng ngày tết miền bắc
Mâm cúng ngày mùng 2 Tết của người miền Bắc

Mâm cỗ cúng mùng 2 Tết của miền Trung và miền Nam cũng sẽ gồm các món truyền thống như canh khổ qua dồn thịt, thịt kho trứng, thịt rim, gỏi hoặc nộm,… Các mâm cúng ngày Tết ngày nay có thể đa dạng và thay đổi tùy theo từng gia đình nhưng đều được chuẩn bị một cách cẩn thận, chu đáo.

Mâm cỗ cúng ngày mùng 3 Tết – mâm cúng hóa vàng/tiễn chân gia tiên

Sau khi mời thần linh, tổ tiên về nhà ăn Tết thì chúng ta cần làm mâm cúng hóa vàng, cúng tiễn chân các bậc gia tiên sau 3 ngày cùng ăn Tết, đón năm mới với con cháu. Tùy từng điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cúng hóa vàng cũng có thể khác nhau.

Tuy nhiên, mâm cỗ cúng vẫn cần đảm bảo một số món lễ vật cơ bản như sau:

Mân cũng ngày tết miền trung
Mâm cúng mùng 3 đặc trưng của miền Nam
  • Một mâm cỗ mặn hoặc chay tùy sự chuẩn bị của gia chủ, cỗ mặn sẽ bao gồm các món cơ bản theo từng vùng miền khác nhau, rượu.
  • Tiền âm phủ và vàng mã, các loại bánh kẹo, hương, mâm ngũ quả, trầu cau,… đều có trên ban thờ được sửa soạn lên từ chiều 30 Tết.
  • 2 cây mía vì theo dân gian, cây mía sẽ được các bậc gia tiên chống lưng cho đỡ mỏi hoặc giúp các cụ gánh đồ cúng của con cháu về trời.

Kết luận

Những mâm cúng ngày Tết hiện nay có phần thay đổi và biến tấu để phù hợp với điều kiện từng gia đình. Điều này là hết sức bình thường tuy nhiên, khi chuẩn bị các mâm cúng hoặc các lễ vật trên bàn thờ gia tiên, gia chủ cần thành kính, cẩn thận và kỹ càng. Bạn có thể tham khảo thêm các món ăn truyền thống của 3 miền để chuẩn bị mâm cơm cúng ngày Tết đẹp mắt đầy đủ nhất nhé!

phuongle

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x