Máy nén khí là thiết bị quen thuộc đang được sử dụng nhiều ở các đơn vị và doanh nghiệp. Dù quen thuộc, nhưng rất ít người dùng hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí. Nếu đơn vị và doanh nghiệp của bạn đang sở hữu máy nén khí hoặc có nhu cầu mua máy nén khí thì nên tìm hiểu các kiến thức này để áp dụng tốt hơn cho quá trình sử dụng và vận hành.
Máy nén khí Kowon KC2-24D
Khái niệm máy nén khí
Máy nén khí là một thiết bị có chức năng làm tăng áp chất khí, hỗ trợ năng lượng của dòng khí tăng lên và đồng thời nén khí để gia tăng áp suất và nhiệt độ của khí nén. Thiết bị nén khí được ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực công nghiệp như: sửa chữa ô tô, sản xuất linh kiện, sản xuất thực phẩm, làm gốm, in ấn…
Cấu tạo của máy nén khí
Máy nén khí được cấu tạo từ 3 bộ phận chính, bao gồm: Bình chứa khí, Thiết bị xử lý nén, Thiết bị phụ trợ…

Bình chứa khí
Bình chứa khí (hay còn gọi là Bình tích áp- Bình tank) có chức năng tích trữ lưu lượng khí nén mà thiết bị nén khí lên áp suất đặt sẵn và cung cấp cho hệ thống nén khi có nhu cầu. Bình chứa khí giúp duy trì áp suất trong hệ thống không giảm xuống đột ngột làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của máy móc.
Ngoài ra bình tank còn được sử dụng như thiết bị ngưng một phần nước, bụi bẩn và làm giảm nhiệt độ hỗ trợ làm mát cho máy và các thiết bị (máy lọc khí, máy sấy khí, máy nén khí).
Bình chứa khí được chia thành 3 loại chính, bao gồm: Bình chứa khí áp suất thấp, bình chứa khí áp suất cao và bình sử dụng thép không gỉ.
Thiết bị xử lý nén
Thiết bị xử lý nén được áp dụng để xử lý các các chất bẩn bao gồm bụi, hơi nước, trong không khí và cặn bã của dầu bôi trơn. Nếu không được mang ra xử lý những chất bẩn này sẽ làm rỉ sét trong các ống và phần tử của hệ thống điều khiển làm giảm khả năng hoạt động và chất lượng của máy.
Vị trí đặt thiết bị xử lý nén của máy nén khí
Các giai đoạn xử lý của thiết bị: Giai đoạn này máy thường xử lý bằng 3 phương pháp
Phương pháp sấy khô: Sử dụng thiết bị sấy khô khí nến để loại bỏ lượng nước bên trong máy. Chất sấy khô sẽ hấp thụ lượng nước trong không khí ẩm, sau đó tiến hành sấy khô và thực hiện quá trình hút ẩm.
Sấy khô bằng máy sấy khí: Ở phương pháp này đầu tiên khí nén sẽ đi qua bộ phận trao đổi nhiệt, bằng cách cho dòng khí nén chuyển động đảo chiều trong ống dẫn, nhiệt độ đọng sương sẽ được duy trì từ 20-80 độ. Từ đó lượng hơi nước trong dòng khí nén sẽ được ngưng tụ, sau đó các chất dầu bẩn sẽ được tách ra ngoài bằng van thoát nước ngưng tụ. Ngoài ra, còn có các phương pháp khác như: Lọc khí khô (bộ phận lọc bụi thô, kết hợp bình nén), lọc khí tinh (loại bỏ các tạp chất từ rất nhỏ đến lớn). Tham khảo địa chỉ, giá máy nén khí công nghiệp nhập khẩu chính hãng tại Hệ thống Yên Phát
Thiết bị phụ trợ khác
Đồng hồ áp suất: Thiết bị này để dễ dàng vận hành, kiểm tra và theo dõi áp suất máy.
Bộ phận làm mát khí nén: Bộ phận này được sử dụng để làm mát sơ bộ phí nén của máy trước khi cung cấp khí đến các thiết bị xử lý nén.
Bộ phận xả nước tự động: Những vị trí có khả năng xảy ra ngưng tụ thì bộ phận xả nước sẽ được lắp đặt trong hệ thống ống cung cấp khí nén.
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí
Nguyên lý chung: Khi áp suất được tạo ra trong máy nén khí, phần năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc là động cơ đốt trong được biến đổi thành năng lượng nén và nhiệt năng.

Máy nén khí được phân loại theo 3 nguyên lý hoạt động:
- Nguyên lý thay đổi theo thể tích: ở nguyên lý này không khí sẽ được dẫn vào buồng chứa, ở đó thể tích của buồng chứa sẽ nhỏ dần đồng thời áp suất trong buồng chứa sẽ tăng lên theo định luật Boy- Marriotte.
- Nguyên lý động năng: Không khí được dẫn vào buồng chứa, khi đó áp suất khí được tạo ra bằng động năng bánh dẫn. Nguyên tắc hoạt động này tạo ra lưu lượng và công suất rất lớn.
- Nguyên lý theo áp suất làm việc:
Máy nén khí áp suất thấp: p<=15bar.
Máy nén khí áp suất cao: p>= 15bar.
Máy nén khí áp suất rất cao: p>=300bar.
Máy nén khí piston thấp áp 8-15bar…
Trên đây là những những kiến thức cơ bản mà chúng tôi tổng hợp được về máy nén khí. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ có ích cho quý khách hàng trong quá trình sử dụng và vận hành máy nén khí!