Vì hoạt động ở ngoài trời là chủ yếu, tiếp xúc với ánh sáng, nước cũng như nhiệt độ cao liên tục cho nên những chiếc tháp làm mát dễ gặp sự cố sau một thời gian sử dụng. Những sự cố này lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát cũng như chất lượng của các bộ phận làm mát. Để mọi người hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những sự cố tháp giải nhiệt thường gặp cũng như cách khắc phục trong chia sẻ dưới đây nhé.
Tháp giải nhiệt hoạt động như thế nào?
Tháp giải nhiệt là một thiết bị trao đổi nhiệt chuyên dụng, được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như nhà máy điện, chế biến hóa chất, lọc dầu, nhà máy thép, nhà máy xử lý chất thải, các tòa nhà,… và nhiều công ty sản xuất cần quá trình làm mát.
Tháp giải nhiệt sử dụng quá trình bay hơi tự nhiên để làm mát nguồn nước quá nhiệt từ các hệ thống máy móc, sau đó được tái sử dụng nhiều lần. Điều này được thực hiện bằng cách cho không khí mát và nước quá nhiệt tiếp xúc với nhau.

Nói một cách đơn giản nhất, tháp giải nhiệt sẽ tiến hành làm mát nguồn nước nóng theo các bước cụ thể như sau:
Nguồn nước sau khi làm mát cho các hệ thống máy móc sẽ nóng lên, hết khả năng làm mát. Lượng nước này không bị xả bỏ mà sẽ được đưa đến tháp giải nhiệt để hạ nhiệt. Nước được bơm vào tháp thông qua các đường ống đi lên cao. Sau đó, nước được phun lên bề mặt tấm trao đổi nhiệt (lớp đệm/tấm tản nhiệt) dưới dạng tia để tối đa hóa sự tiếp xúc giữa không khí lạnh và nước quá nhiệt.
Lúc này quạt trên đỉnh tháp sẽ quay để hút không khí lạnh từ bên ngoài vào tháp theo các cổng hút. Khí lạnh sẽ được đẩy thẳng từ dưới đi lên cho tiếp xúc với nước nóng tại tấm tản nhiệt. Khi nước nóng và không khí lạnh gặp nhau, một lượng nhỏ nước nóng sẽ bay hơi, hơi nóng sẽ bị quấn ra ngoài. Phần nước làm mát còn lại sẽ rơi xuống đáy tháp, sau đó được bơm đi làm mát hệ thống máy móc. Khi nước nóng lên, chúng sẽ lặp lại vòng lặp như ở trên.
Các sự cố tháp giải nhiệt phổ biến
Từ cách thức hoạt động của tháp giải nhiệt như ở trên chúng ta có thể thấy chúng tiếp xúc liên tục với nước có nhiệt độ cao, độ ẩm cao, sự thay đổi thời tiết khi hoạt động ngoài trời,… Do đó mà những tháp làm mát này khó tránh khỏi một số sự cố.
Sự cố tháp giải nhiệt bị ăn mòn
Tháp giải nhiệt có nhiệm vụ làm mát nước cho nên khó tránh khỏi tình trạng bị ăn mòn. Theo thời gian, nước sẽ ăn mòn bất cứ thứ gì do đó mà tình trạng này là một mối quan tâm thực sự đối với tháp làm mát.

Ăn mòn là do sự kết hợp và phản ứng của không khí, natri và các thành phần hóa học khác có trong nguồn cấp nước. Phản ứng hóa học này gây nên sự phá hủy hoặc làm mất kim loại ở bên trong tháp giải nhiệt.
Nếu không sử dụng các biện pháp ngăn ngừa tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt, nó có thể đe dọa đến sự an toàn cũng như hiệu quả của toàn bộ quá trình làm mát, làm tăng chi phí năng lượng. Nếu sự ăn mòn tiếp tục tiến triển hơn nữa, nó có thể gây hư hỏng hoặc phá hủy thiết bị bên trong tháp và dẫn đến những hỏng hóc nặng, chi phí sửa chữa tốn kém.
Xem thêm:
Hướng dẫn tra cứu nhanh mã HS tháp giải nhiệt
Những điều không thể bỏ qua khi tìm hiểu tháp tản nhiệt PCE
Biện pháp xử lý:
Để hạn chế tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt, chúng ta nên sử dụng các loại hóa chất ức chế ăn mòn. Pha hóa chất với một lượng nước vừa phải trong tháp. Cho tháp chạy để hóa chất tuần hoàn đến mọi nơi trong tháp trong một khoảng thời gian rồi xả bỏ. Sử dụng đúng liều lượng để không gây cáu cặn.

Nên sử dụng những loại tháp giải nhiệt được làm từ những vật liệu chống ăn mòn như composite, gỗ, bê tông,… Ngoài ra bạn có thể sơn phủ tĩnh điện hoặc mạ kẽm cho tháp để chống sự tiếp xúc của nước với kim loại. Từ đó hạn chế ăn mòn.
Việc xử lý nước trước khi đưa vào tháp là vô cùng quan trọng vì những khoáng chất trong nước là nguyên nhân chính dẫn đến ăn mòn tháp làm mát.
Sự cố tháp giải nhiệt bị cáu cặn
Đóng cặn là lớp phủ mỏng hình thành từ các khoáng chất hoặc hóa chất không thể hòa tan bị phân hủy trong quá trình trao đổi nhiệt. Những lớp cáu cặn này thường bám trên bề mặt tấm trao đổi nhiệt của tháp giải nhiệt. Nguyên nhân chính khiến tháp giải nhiệt bị cáu cặn là trong nguồn nước cấp có nhiều khoáng chất khó thể hòa tan như canxi sunfat, canxi photphat, silicat,… lâu dần dẫn đến cáu cặn.

Về cơ bản, lớp phủ đóng cặn này thường xuất hiện trên tấm tản nhiệt, đường ống,… Nó ngăn cản sự truyền nhiệt hiệu quả, có thể làm hỏng đường ống và bề mặt bên trong cũng như làm giảm hiệu suất tổng thể của tháp giải nhiệt và tăng chi phí vận hành cũng như tiêu thụ năng lượng.
Biện pháp xử lý:
Chúng ta sẽ sử dụng hóa chất chống kết tủa với khả năng bẻ gãy cấu trúc tinh thể hoặc là phân tán các hạt để chúng không thể kết hợp lại với nhau tạo ra cáu cặn. Chúng ta cũng cho hóa chất vào một lượng nước vừa đủ trong tháp rồi cho tháp chạy tuần hoàn đi khắp các vị trí rồi xả bỏ.
Định kỳ vệ sinh tháp để hạn chế cáu cặn. Xả đáy thường xuyên khoảng 3 tháng/lần để loại bỏ cáu cặn dưới đáy tháp. Tiến hành xử lý nước trước khi cấp vào tháp làm mát.
Tháp giải nhiệt có rong rêu, vi sinh vật
Nguồn nước không đảm bảo, chưa được xử lý khi đi vào tháp giải nhiệt có thể làm xuất hiện rong rêu, các vi sinh vật. Rong rêu phát triển nhiều tại tấm tản nhiệt có thể ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt, chúng bám vào trục quạt khiến quạt quay yếu,… Rong rêu còn có thể gây mùi tanh hôi cho nước, phát sinh những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.
Biện pháp xử lý:
Sử dụng hóa chất diệt rong rêu để loại bỏ cũng như ngăn rong rêu xuất hiện trong tháp giải nhiệt. Chúng ta sẽ tiến hành pha hóa chất với nước trong tháp rồi cho chạy tuần hoàn để hóa chất đến khắp các vị trí trong tháp, giúp loại bỏ sạch rong rêu.
Một phương pháp khác chính là sử dụng đèn tia UV để loại bỏ rong rêu tháp giải nhiệt. Tia UVC có bước sóng ngắn từ đèn UV chuyên dụng sẽ ngăn chặn rong rêu phát triển. Tuy nhiên phương pháp này phức tạp nên ít người sử dụng.
Tháp giải nhiệt có tiếng ồn lớn
Thực tế thì những chiếc tháp giải nhiệt khi vận hành bình thường đã khá ồn. Tuy nhiên khi gặp sự cố chúng có thể xuất hiện những tiếng ồn lớn. Nguyên nhân chính thường do cánh quạt quá dài dẫn đến va chạm với vỏ tháp trong khi quay. Cánh quạt không cân bằng, bị lệch. Hộp giảm tốc bị khô dầu khiến các chi tiết vận hành kém trơn tru. Nước lạnh rơi xuống đáy bể với số lượng lớn cũng gây độ ồn.

Biện pháp xử lý:
Chúng ta nên sử dụng những chiếc quạt làm mát có hiệu quả cao, phù hợp với vỏ tháp. Sử dụng các loại quạt có cấu hình và chèn cánh được tối ưu hóa, quạt làm mát mới sẽ giảm tiếng ồn mà không làm giảm hiệu quả của quạt.
Điều chỉnh tốc độ quay của quạt bằng bộ thay đổi truyền động tần số giúp giảm âm thanh đồng thời tiết kiệm năng lượng trong khoảng thời gian giảm nhiệt độ hoặc nhiệt độ thấp.
Giảm tiếng ồn do sự va đập của các giọt nước lạnh gây ra khi chúng rơi vào bồn bằng cách sử dụng các thảm giảm tiếng ồn nổi trên bề mặt nước trong bồn. Bề mặt linh hoạt của các tấm thảm trở thành điểm va chạm của các giọt nước lạnh thay vì bề mặt không linh hoạt của nước, điều này làm năng lượng âm thanh phát ra bị giảm.
Chúng ta cũng có thể ngăn chặn sự lan truyền của âm thanh bằng cách sử dụng các bộ giảm thanh hấp thụ, tạo cửa hút gió có mái che hoặc xây tường chắn âm thanh.
Sự cố tháp giải nhiệt bị nóng
Tình trạng tháp giải nhiệt bị nóng có thể là do nguồn nước quá nhiệt cần làm mát cấp vào tháp quá nhiều nhưng quạt yếu, lượng khí làm mát không đủ dẫn đến tháp bị nóng.

Biện pháp khắc phục:
Để tháp giải nhiệt không bị nóng lên thì người dùng cần phải điều chỉnh nguồn nước đầu vào. Lượng nước vào phải tương thích với thiết kế của tháp mà cụ thể là lưu lượng gió từ quạt.
Điều chỉnh lại độ nghiêng của quạt làm mát sao cho tạo được nhiều gió nhất. Nếu như quạt yếu thì chúng ta cần thay quạt mới.
Lượng nước tuần hoàn của tháp làm mát thấp
Nước nóng được đưa vào tháp để làm mát sau đó sẽ được đưa đi sử dụng rồi lại đưa quay lại tháp khi nóng lên tạo nên một vòng tuần hoàn. Nước tuần hoàn quá nhiều khiến tháp bị nóng lên, nhưng nước tuần hoàn quá ít thì lại khiến cho khả năng vận hành bị ảnh hưởng, nguồn nước mát đầu ra không đủ.

Nguyên nhân có thể do nguồn cấp nước vào tháp không đủ. Hoặc là do ống dẫn nước, đầu phun bị tắc dẫn đến nước phun xuống tấm tản nhiệt bị yếu. Bơm yếu, không bơm đủ nước cho tháp.
Biện pháp xử lý:
Chúng ta cần vệ sinh hệ thống đường ống cũng như đầu phun để loại bỏ cáu cặn, giúp dòng nước ra nhiều. Cung cấp nguồn nước vào tháp đủ với nhu cầu, công suất của tháp. Nếu như máy bơm yếu thì cần phải thay mới.
Trên đây là một số sự cố tháp giải nhiệt mà các đơn vị thường gặp phải nhất. Để đảm bảo chất lượng cho tháp, hạn chế hỏng hóc thì ngay từ đầu chúng ta nên lựa chọn những tháp làm mát của những thương hiệu tốt như Tashin, Liang Chi, Alpha,… Tiến hành vệ sinh định kỳ, xử lý nước bài bản,…