Tại sao nước biển màu xanh? Đây là câu hỏi này chắc chắn là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau lý giải chi tiết của vấn đề này nhé!

Nước biển là gì?
Nước biển hay còn gọi là nước từ các biển hay đại dương. Về trung bình, nước biển trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%; nghĩa là cứ 1000ml nước biển thì chứa khoảng 35g muối. Muối phần lớn là chloride natri (NaCl) hòa tan dưới dạng các ion Na+ và Cl-; được biểu diễn như 0,6 M NaCl. Với mức thẩm thấu như thế thì nước biển không thể uống được.
Giải đáp: Tại sao nước biển màu xanh, còn nước sông thì không?
Tùy vào thời gian và địa điểm, nước biển sẽ có màu sắc khác nhau từ xanh ngọc lam, xanh lá cây, xanh dương, xanh hải quân đến màu xám, nâu.
Để giải thích cho điều này, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) – Glenn Smith nói rằng: “Nước biển thật ra là không màu, nhưng do nó bị phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy nó có màu xanh. Vì thế, lúc bầu trời có nhiều mây xám thì nước biển lại trở thành màu xam”. Do đó, có thể nói màu xanh của nước biển được quyết định bởi ánh sáng mặt trời. Cụ thể:

- Ánh sáng mặt trời do ánh sáng của 7 màu sắc gồm đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím. Khi ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt biển thì trong nước biển sẽ tồn tại rất nhiều phần tử lửng lơ với kích thước nhỏ.
- Những ánh sáng có sóng dài như ánh sáng đỏ, cam không thể xuyên qua các vật cản này, tiến thẳng về phía trước và không ngừng bị nước biển cũng như sinh vật biển hấp thụ. Đối với ánh sáng có sóng ngắn như lam, tím cũng có một phần bị nước biển và tảo hấp thụ; còn phần lớn lớn khi gặp sự cản trở của nước biển đều lần lượt tán xạ ra xung quanh hoặc là phản xạ ngay trở lại.
- Lúc này, cái chúng ta nhìn thấy chính là phần ánh sáng tán xạ hay bị phản xạ ra. Nước biển càng sâu thì ánh sáng xanh bị tán xạ và phản xạ càng nhiều khiến cho nước biển luôn có màu xanh bích.
Còn lý giải cho thắc mắc vì sao nước sông không có màu xanh như nước biển; chúng ta đưa ra lời giải đáp là do các màu nóng như đỏ, cam có thể xuyên qua mọi vật cản tiến thẳng chiếu rọi xuống dưới. Lúc này, ánh sáng này không ngừng bị nước biển và các sinh vật biển hấp thụ.

Ngoài ra, đối với trường hợp đặc biệt là biển Đỏ thì là do nơi đây luôn có một loại rong màu đỏ sống và phát triển mạnh. Còn biển Đen thì rất sậm màu là vì nước biển chứa nhiều H2S (làm sậm màu nước biển bắt đầu từ độ sâu khoảng 100m trở xuống).
Vì sao sóng biển lại là màu trắng?
Để giải thích vì sóng biển có màu trắng, chúng ta có thể liên tưởng theo ví dụ về tính chất của thủy tinh. Cụ thể, khi chiếc cốc thủy tinh vỡ thì các miếng thủy tinh vẫn trong suốt và khi gom lại thì lại thành màu trắng xóa. Điều này sẽ được thấy rõ hơn khi thủy tinh bị vỡ càng vụn nát thì màu sắc càng trắng xóa.

Lý giải cho hiện tượng này là do thủy tinh có thể xuyên thấu ánh sáng mặt trời qua. Theo hiện tượng Vật lý, ngoài hiện tượng phản xạ thì xảy ra rất nhiều đợt khúc xạ khi mà ánh sáng chiếu vào thủy tinh. Các tia sáng này sau khi trải qua nhiều lần khúc xạ hoặc là tán xạ theo các hướng khác nhau sẽ tạo cảm giác trắng xóa khi mắt chúng ta bắt gặp.
⇒ Do đó, sóng biển chính là dạng các hạt thủy tinh đã vỡ vụn và làm cho tia sáng mờ ảo đi tạo ra màu trắng khi nhìn. Đó chính là lý do tại sao mà nước biển có màu xanh; còn sóng biển lại có màu trắng.
Xem thêm:
Vị mặn của nước biển là do đâu?
Hẳn là rất nhiều người giải thích nước biển mặn là do hòa tan nhiều muối. Tuy nhiên, đây không phải là câu trả lời chính xác nhất. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này. Và có 2 giả thuyết được chấp nhận đó là:

- Giả thuyết 1: Ban đầu nước biển cũng ngọt y như nước sông, nước hồ. Sau đó, muối từ trong nham thạch và lớp đất xói mòn theo mưa chảy ra các dòng sông rồi các sông đổ về biển cả. Nước biển bốc hơi rồi trút xuống thành những cơn mưa, mưa lại đổ ra các dòng sông. Cứ như vậy, theo thời gian thì muối đã lắng lọng dần xuống biển khiến biển ngày càng mặn hơn. Vì vậy, dựa vào hàm lượng muối trong nước biển người ta có thể tính ra tuổi của nó.
- Giả thuyết 2: Ngay từ đầu nước biển đã mặn như vậy, bởi theo các nhà khoa học thì hàm lượng muối trong nước biển không tăng lên đều đặn theo tuổi của Trái đất. Khi nghiên cứu các lớp đất đá trong hang động bị nước biển tràn vào thì người ta thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển luôn thay đổi lúc lên lúc xuống chứ không cố định. Cho đến hiện nay, người ta vẫn chưa biết lý giải cho hiện tượng này.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giải thích cho thắc mắc tại sao nước biển màu xanh, sóng biển màu trắng và nước biển có vị mặn. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi các bài viết trên website hutbuicongnghiep.com để giải đáp kiến thức trong cuộc sống.