Tia UV có tác dụng gì? Tia cực tím có thực sự nguy hiểm?

Tia UV có tác dụng gì? Tia cực tím có thực sự nguy hiểm?
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Ra đường phải bôi kem chống nắng, mặc áo dài, đeo kính,… để chống tia UV. Nhưng nghịch lý lại là có những lời khuyên là nên tắm nắng để hấp thu canxi, tốt cho phát triển chiều cao,… Câu hỏi đặt ra ở đây là tia UV có tác dụng gì đến sức khỏe con người cũng như chúng mang lại những tác hại như nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong phần nội dung sau đây.

Tia UV là gì?

Đầu tiên để biết được tác dụng của tia UV cũng như tác hại của chúng thì đầu tiên chúng ta phải hiểu về tia UV đã.

Tia UV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Ultraviolet. Chúng còn có tên gọi khác là tia tử ngoại, tia cực tím,… Thực chất đây là một loại sóng điện từ. Mà trong đó, bước sóng của UV ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được nhưng chúng là dài hơn bước sóng của tia X.

các loại tia UV phổ biến
Một số loại tia UV phân chia dựa theo bước sóng

Dựa vào bước sóng của mình mà tia tử ngoại sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên có tác động lớn nhất tới sức khỏe con người chúng ta phải kể để 3 loại tia cực tím sau:

– Tia UVA: là những tia cực tím có bước sóng từ 400 – 315nm. Tia UVA chiếm khoảng 95% tổng lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất. Dù là trời mưa hay nắng, chỉ cần có ánh sáng ban ngày thì đều có tia UVA. 

– Tia UVB: là những tia cực tím có bước sóng từ 315 – 280nm. Tia UVB chỉ hoạt động mạnh mẽ ở nơi có nắng nhiều. Năng lượng của loại tia này cao hơn UVA nên chúng gây ra nhiều tác động nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

– Tia UVC: là những tia tử ngoại có bước sóng ngắn nhất chỉ từ 280 – 100 nm. Chính vì vậy mà chúng có năng lượng cao nhất nên độ nguy hiểm cho con người cũng là cao nhất. Tuy nhiên, những tia tử ngoại này đều bị tầng Ozon cùng lớp khí quyển hấp thụ chỉ một số vị trí tầng Ozon quá yêu, bị thủng mới có thể xuyên qua. 

👉 Xem thêm:

 

Tia UV có tác dụng gì?

Tia cực tím có nguồn gốc chính từ ánh sáng mặt trời.  Vậy tia cực tím có tác dụng gì? Nếu như sử dụng tia cực tím vào đúng mục đích, đúng thời điểm với tần suất phù hợp thì chúng mang lại những lợi ích như sau:

Thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D

Để có thể hấp thụ canxi cho xương chắc khỏe dẻo dai, đặc biệt là ở trẻ nhỏ chúng ta cần tới vitamin D. Mà thực tế, khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có chỉ số tia UV trong khoảng 0 – 2 thì sẽ hỗ trợ việc tổng hợp vitamin D tự nhiên. 

tia cực tím có tác dụng gì
Vitamin D còn được gọi là “vitamin mặt trời”

Nếu thiếu vitamin D, con người sẽ dễ gặp phải tình trạng nhuyễn xương, loãng xương dẫn tới dễ gãy xương. Không những vậy, tình trạng thiếu hụt vitamin D cũng gây nên các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, bệnh lao, xơ hóa,…

Vậy tia UV có tác dụng gì cho cơ thể. Nguồn cung cấp Vitamin D chính cho cơ thể là quá trình tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của tia cực tím mặt trời chiếm tới 80-90%. Trong khi đó chế độ ăn uống chỉ cấp khoảng 10-20% vitamin D.

Do đó, việc tắm nắng để hấp tia cực tím giúp tổng hợp vitamin D là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên tắm nắng trong khoảng 5 – 7h sáng để đảm bảo an toàn cho da. 

Tia cực tím góp phần làm chậm sự phát triển của da

Những tia cực tím khi tiếp xúc với da sẽ khiến cho các tế bào da bị chậm phát triển. Ngăn không cho những tế bào này phát triển quá mức.

Đặc tính này có vai trò vô cùng lớn trong y khoa đặc biệt là trong lĩnh vực điều trị những bệnh ngoài da có khả năng lây lan nhanh như vẩy nến. Việc làm chậm quá trình phát triển này sẽ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng hơn, hạn chế lây lan cũng như kìm hãm sự nguy hiểm của bệnh.

Tác dụng diệt khuẩn của tia UV

tia uv có tác dụng gì
Tia UV có tác dụng gì? Đèn diệt khuẩn bằng tia UV

Một trong những tác dụng vô cùng nổi bật của tia UV được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống chính là khả năng diệt khuẩn của chúng. Các tia UV này sẽ xuyên qua màng tế bào của các loại vi khuẩn, virus gây hại. Những tia sóng điện từ này làm phá hủy ADN cùng với axit nucleic của vi khuẩn. Không những thế còn ngăn chặn quá trình tái sinh cũng như khả năng sinh sản bằng phương thức trực phân (tự nhân đôi lên) của chúng. 

Chính vì tác dụng này mà tia UV được ứng dụng vào quá trình diệt khuẩn trong y tế, trong các thiết bị như điều hòa, máy lọc không khí, máy sấy bát, máy lọc nước,…

Tia UV có thực sự nguy hiểm?

Bên cạnh những tác dụng tia UV đã kể trên thì chúng cũng có những tác hại riêng và chúng thực sự nguy hiểm khi chúng ta tiếp xúc với chỉ số lớn, tần suất liên tục, thời gian lâu dài. Cụ thể như:

tia UV gây nám và tàn nhang
Tia UV gây nám và tàn nhang trên da

– Tia cực tím có hại cho da: khi bạn tiếp xúc với ánh nắng ở những khoảng thời điểm có chỉ số UV cao, tần suất liên tục sẽ khiến cháy nắng, sạm da. Nguy hiểm hơn là ung thư da. Tỷ lệ ung thư da được nhận định là cao hơn tỷ lệ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi.

– Lão hóa da sớm: có tới 90% người bị lão hóa da sớm hiện nay là do tia UV. Chúng khiến bề mặt da của bạn xuất hiện các nếp nhăn, tàn nhang, đồi mồi xuất hiện nhiều,…

– Tia UV gây hại cho mắt: tia UV có thể chiếu vào giác mạc, thủy tinh thể, võng mạc,… gây ra các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, hạt kết mạc, viêm giác mạc,…

Đến đây hẳn quý vị đã biết tia UV có tác dụng gì cũng như những tác hại của loại sóng điện từ này. Vì chúng là “con dao hai lưỡi” cho nên chúng ta cần phải có cách sử dụng sao cho phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân.

thuy45

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x