Tóm tắt Chí Phèo ngắn và hay nhất

Tóm tắt Chí Phèo ngắn và hay nhất
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Nói đến một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao thì có lẽ không thể không nhắc đến truyện ngắn Chí Phèo. Đây là câu chuyện kể về bi kịch của một chàng trai bị xã hội phong kiến tha hoá cả về tâm hồn lẫn thể xác. Dưới đây là bài tóm tắt Chí Phèo ngắn và hay nhất giúp các em có thể nắm bắt được mạch truyện và diễn biến xảy ra trong truyện hơn!

Tóm tắt tác phẩm Chí phèo
Tác phẩm Chí Phèo là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nam Cao trước CMT8

Tóm tắt Chí Phèo phần tác giả

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng điểm sơ qua về thông tin tác giả Nam Cao nhé.

  • Tác giả: Nam Cao.
  • Năm sinh – năm mất của tác giả Nam Cao: 1915 – 1951
  • Quê quán: Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc về xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân của tỉnh Hà Nam).
  • Tóm tắt cuộc đời: Nam Cao vốn xuất thân trong một gia đình nghèo khó, đông con và ông là người duy nhất được gia đình cho đi ăn học đàng hoàng. Cuộc đời ông xảy ra nhiều biến động do tình hình thời bấy giờ cùng với sức khoẻ yếu. Ông đã trải qua quãng thời gian không có việc làm, phải đi làm gia sư, dạy học thêm cho đến viết văn và tham gia vào cách mạng.

Đặc điểm trong các tác phẩm của nhà văn Nam Cao

  • Trước CMT8 thì phần lớn câu chuyện ông viết ra đều xoay quanh cuộc sống của những người trí thức và nông dân nghèo. Tác phẩm của ông thời kỳ này dù là câu chuyện nào thì cũng đều xoáy vào nỗi đau của con người khi bị tha hóa và xói mòn của về tinh thần lẫn thể xác nhằm phê phán xã hội phi nhân đạo vào thời bấy giờ.
  • Sau CMT8 ông chủ yếu đóng góp nhiều tác phẩm đóng góp cho nền cách mạng mà tiêu biểu là những tác phẩm như Chuyện biên giới, Đôi mắt, Ở rừng….
  • Những tác phẩm của ông được đánh giá cao nhờ vào cách hành văn xuất sắc và độc lạ. Ông là một trong tác giả tiêu biểu cho việc cách tân nền văn xuôi của Việt Nam theo hướng hiện đại hoá.
  • Tác phẩm Chí Phèo nói riêng là một tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng được sáng tác vào năm 1941 – thời kỳ trước CMT8.

Vị trí cũng như tầm ảnh hưởng của nhà văn Nam Cao

  • Nam Cao được công nhận là một trong những cây bút hiện thực nhân đạo xuất sắc nhất của thế kỷ XX.
  • Nam Cao được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật vào năm 1996.
Nhà văn Nam Cao
Thông tin khái quát về tác giả Nam Cao

Tóm tắt chí phèo lớp 11 ngắn nhất

Dưới đây là bài tóm tắt Chí Phèo chi tiết nhất và ngắn nhất để các em có thể hiểu được câu chuyện này kể về điều gì nhé.

Trong cái làng tên Vũ Đại khi ấy, câu chuyện mở đầu bằng việc có một anh vào một sáng tinh mơ thả chiếc ống lươn đã nhặt được một đứa bé mới sinh nằm trong chiếc váy đụp trong cái lò gạch cũ. Anh này thương tình vớt lên lấy đem về cho một người đàn bà goá mù, người đàn bà này đã đem đứa trẻ bán cho bác phó cối.

Nhưng chẳng được bao lâu thì bác phó cối chết để lại một mình thằng bé bơ vơ, mãi đến năm 18 tuổi thì hắn mới nhận được công việc làm canh điền cho Bá Kiến. Vợ Bá Kiến vì thấy Chí Phèo khoẻ mạnh khôi ngô nên đã nhiều lần gạ gẫm, bắt Chí Phèo xoa chân, đấm lưng khiến Bá Kiến nổi máu ghen tuông. Hắn đã lấy cớ bắt Chí Phèo và cho đi tù.

Sau khoảng bảy hay tám năm sau đó, Chí Phèo đã trở lại làng Vũ Đại. Người dân trong làng cảm thấy Chí Phèo mặt mày khác hẳn lúc trước, trông gớm chết . Chí Phèo đã xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến để gây sự, hắn xô xát với Lý Cường, thậm chí còn đập vỏ chai rồi cào rách mặt ăn vạ. Bá Kiến bấy giờ sau vụ Năm Thọ, Binh Chức đã róc đời hơn nên xử nhũn với Chí Phèo hơn. Cụ ta mời hắn vào bên trong nhà cho ăn với uống rượu, thậm chí khi Chí Phèo ra về còn cho tiền để hắn chữa mặt, uống rượu.

Cầm chừng được bốn hôm, vì xích mích mà hắn đã đốt quán bà bán rượu, sau đó xách một con dao nhọn rồi đến nhà Bá Kiến xin được đi tù. Bằng một câu nói khích của mình, Bá Kiến đã khôn khéo sai Chí Phèo đi đòi nợ 50 đồng bạc nợ của nhà đội Tảo. Bá Kiến đã trả công cho Chí Phèo 5 đồng và cho hắn 5 sào vườn ngoài bãi sống mới được cắm thuế của người dân trong làng.

Thế là Chí Phèo của năm 27, 28 tuổi bỗng dưng có nhà có cửa, có công việc mới là tay sai chuyên đâm thuê chém mướn của nhà Bá Kiến. Hắn ta luôn sử dụng những cách cực đoan khi làm việc như là đập đầu, rạch mặt, chửi bới, ăn vạ, chìm trong cơn say rượu tưởng chừng như bất tận. Những câu chửi trời, chửi làng Vũ Đại, chửi con mẹ nào đẻ ra làm cho hắn khổ…dường như đã trở nên quen thuộc với người dân trong cái ngôi làng ấy. Chí Phèo cứ sống như thế cho đến năm 40 tuổi, cái mặt hắn biến hoá như một con quỷ khiến cả cái làng đều sợ hãi và tránh né khi hắn đi qua.

Vào một ngày trăng nọ, Chí Phèo đến uống rượu với nhà Tự Lãng – một tên hoạn lợn kiêm thêm nghề thầy cúng. Nốc 3 chai rượu hắn lảo đảo đi căn chòi ven sông thì gặp được Thị Nở – một người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn há hốc mồm ngủ dưới trăng, Thế là Chí Phèo ôm chầm lấy thị mà làm tình. Ai dè sáng hôm sau Chí bị cảm, thế là được Thị Nở nấu cho bát cháo hành cho ăn.

Trong cuộc đời say rượu dài đẳng đẳng bao nhiêu năm qua của mình, Chí Phèo bỗng chốc chợt tình lại, hắn bỗng dưng nhớ cái thời mình còn trẻ, hắn muốn xây dựng gia đình, muốn trở thành lương thiện. Thế là hắn say thị lắm, ai ngờ yêu đương đến hôm thứ 6 thì thị nghĩ bụng, tạm dừng yêu để hỏi cô thị đã.

Ai dè Thị Nở lại bị bà cô xỉa xói vào mặt, thị tức mình lao đến lều rồi trút toàn bộ sự tức giận đó lên mặt Chí Phèo rồi chạy đi. Chí Phèo ngẩn ra sau đó chạy đuổi theo Thị Nở, ai dè Thị lại đẩy hắn ngã chổng vó. Chí Phèo toan đập đầu ăn vạ thì nhận ra bản thân chưa thật say, thế là hắn kiếm rượu uống, nhưng không hiểu sao hắn cảm thấy càng uống càng tỉnh.

Cuối cùng hắn vác một con dao ở thắt lưng rồi đi đến đòi Bá Kiến đòi lương thiện. Hắn đã chém chết Bá Kiến rồi tự sát. Vụ việc náo động khiến cả làng Vũ Đại xôn xao kéo nhau đến nhìn 2 con quỷ giết nhau. Trong số đó có bà cô và Thị Nở, bà cô vì thế được dịp chì chiết Thị. Thị Nở lúc này bỗng nhìn nhanh xuống bụng mình và trong đầu chợt thoáng qua hình ảnh của một chiếc lò gạch cũ bỏ không vắng người lại qua.

Xem thêm:

Nguồn gốc và giá trị của tác phẩm Truyện Kiều

Tóm tắt Chí Phèo bằng sơ đồ tư duy

Dưới đây là tóm tắt Chí Phèo thông qua sơ đồ tư duy mà các em có thể tham khảo.

Sơ đồ tư duy tác phẩm Chí phèo
Tóm tắt những ý chính của tác phẩm Chí Phèo
Sơ đồ tư duy tác phẩm Chí phèo
Tóm tắt Chí Phèo bằng sơ đồ tư duy cực kỳ dễ học

Hy vọng thông qua bài viết này các em đã có thể hiểu hơn về tác giả, tác phẩm cũng như có thể tóm tắt Chí Phèo ngắn và hay nhất. Hãy theo dõi hutbuicongnghiep.com để xem các bài viết học tập thú vị khác nhé!

phuongle

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x