Nước lá vối là một thứ đồ uống quá đỗi thân thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, các công dụng của nước lá vối bạn đã biết hay chưa? Đừng lo lắng, tất cả các thắc mắc uống nước lá vối có tác dụng gì sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết ngày hôm nay.

Các thông tin cơ bản về lá vối
Để tìm hiểu tác dụng của nước lá vối, mời bạn đọc tham khảo đặc điểm và thành phần có trong lá vối. Cụ thể:
1. Cây vối là cây gì?
Lá vối chính là bộ phận của cây vối, tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus. Đây là một loại thực vật thân mộc và có hoa. Chiều cao trung bình của một vối từ khoảng 4-6m, có những cây cao tới 10-15m.
Hiện nay, cây vối được phân thành 2 loại là cây vối nếp (vối kê) và cây vối tẻ, sinh trưởng nhiều nhất tại các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, Lào Cai,…
2. Đặc điểm nhận dạng lá vối

- Hình dạng: Lá vối xanh có hình bầu dục thuôn dài hoặc hình trái xoan ngược, ngọn ở gốc.
- Kích thước: Lá dài khoảng 8-10cm, rộng khoảng 5-10cm.
- Màu sắc: Xanh, bề mặt có điểm nâu.
- Mùi vị: Hương thơm dễ chịu, vị hơi đắng và chát.
- Lá cây vối nếp là lá bản nhỏ, thường nhỏ hơn lòng bàn tay; còn lá vối tẻ là lá bản to hơn và có màu xanh thẫm hơn.
3. Thành phần trong lá vối
Các nghiên cứu cho thấy, trong lá vối và nụ vối có chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe gồm Tanin, axit triterpenoid, β – sitosterol, sterol, các khoáng chất, vitamin và kháng sinh tự nhiên,…
Từ xa xưa, người Việt đã có thói quen sử dụng lá, thân và nụ vối nấu nước uống. Các tác dụng của nước lá vối sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên.
Giải đáp: Nước lá vối có tác dụng gì?
Với các thành phần dược chất tốt cho sức khỏe thì nước lá vối sẽ mang lại các tác dụng sau đây:
1. Thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, giải độc gan
Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền, uống nước vối có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc gan thận và làm mát cơ thể. Khi uống nước lá vối thường xuyên sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố qua đường tiết niệu. Vì thế, bạn có thể uống nước lá vối quanh năm, đặc biệt là vào mùa nắng nóng để giải nhiệt cơ thể thay vì uống nước lọc.

Để thưởng thức, bạn chỉ cần rửa vài lá vối tươi để cho ráo nước. Sau đó, đem lá vối đi hơ qua lửa để cho héo. Cuối cùng, đun nước sôi rồi cho lượng lá vối vừa đủ để uống trong một ngày.
2. Giảm mỡ máu
Trong lá vối có chứa một số loại muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể giúp làm giảm mỡ máu hiệu quả. Công thức đun nước lá vối để làm giảm mỡ máu là chuẩn bị 15-20g nụ vối rồi hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước lá vối đặc chia làm 3 lần uống trong ngày. Đặc biệt, để hiệu nghiệm thì người bệnh nên duy trì uống thường xuyên để cải thiện tình trạng mỡ máu.
3. Hỗ trợ điều trị Gout
Nhờ chức năng tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là loại thức ăn nhiều dầu mỡ thì nước lá vối được xem là vị cứu tinh cho những người bệnh Gout. Vì nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout là do chế độ ăn uống có nhiều chất béo, ngọt gây ứ đọng loại axit uric. Ngoài ra, do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết, đào thải không tốt khiến cho axit uric ứ đọng làm cho các khớp có tình trạng sưng nóng, mẩn đỏ và đau khớp.

4. Giảm cân hiệu quả
Ngoài áp dụng chế độ ăn nghiêm ngặt kết hợp với luyện tập thể dục thể thao thì để giảm cân hiệu quả chị em nên uống nước lá vối mỗi ngày. Bởi theo nghiên cứu, nước lá vối giúp cơ thể tăng khả năng đào thải mỡ thừa và đặc biệt là mỡ vùng bụng. Theo đó, hãy hãm khoảng 20g nụ lá vối hoặc nhúm lá vối khô với 2,5 lít nước để uống mỗi ngày.
5. Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu
Lá vối tươi hay khô đều có thể dùng như một loại thuốc sát khuẩn để chữa trị các căn bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra, dân gian cũng truyền tai cách chữa chốc lở hiệu quả là vò nát lá vối tươi với nước sôi rồi lấy nước đặc để gội đầu hoặc tắm rửa.

6. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Các hợp chất flavonoid có trong lá vối và chè nụ vối rất hiệu quả trong việc phòng, điều trị cho bệnh nhân bị tiểu đường. Việc uống nước lá vối thường xuyên giúp cho người bệnh bị tiểu đường ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tế bào và bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy. Điều này giúp phòng ngừa đục tinh thể giúp tăng chuyển hóa cơ bản.
7. Chữa đau bụng, điều trị triệu chứng viêm đại tràng mãn tính
Trong thành phần của lá vối có chứa hoạt chất Tanin giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, kích thích dạ dày tiết dịch tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn và ngăn ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu.

Hoạt chất tanin và tinh dầu trong lá vối góp phần kháng khuẩn mà không làm ảnh hưởng đến lợi khuẩn bên trong đại tràng. Một số kháng sinh trong loại lá này được ghi nhận khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại như salmonella, streptococcus,… Lưu ý, vào thời điểm mùa đông thì lá vối sẽ có hàm lượng kháng sinh cao nhất.
Do đó, người bị bệnh đại tràng nên uống nước lá vối đun sôi mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh. Đặc biệt là với các trường hợp bị viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.
8. Tác dụng của lá vối với bà bầu
Theo các chuyên gia và bác sĩ, uống nước lá vối giúp bà bầu tiêu hóa tốt, ngăn ngừa tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ và chống oxy hóa. Uống nước lá vối thường xuyên giúp cho phụ nữ sau sinh lợi sữa, đảm bảo nguồn sữa để nuôi con.
Hướng dẫn cách sử dụng lá vối
Lá vối tươi, lá vối khô hay nụ vối đều được sử dụng để hãm nước. Cụ thể:
- Lá vối tươi: Dùng trực tiếp lá vối tươi với mỗi lần hãm nước từ 5-7 lá, để tránh mùi ngái và đắng thì trước khi hãm thì bạn nên hơ lá qua lửa.
- Lá vối khô: Lá vối được phơi khô sẽ bảo quản được lâu hơn và có thể dùng quanh năm. Chỉ cần đun nước sôi rồi cho vài lá vối vào để uống thay trà.
- Nụ vối: Nụ vối phơi khô rồi đem hãm trà với tỷ lệ khoảng 20g cho một ấm trà.
Lưu ý quan trọng khi uống nước lá vối
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, lá vối tươi sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh cao hơn lá đã ủ hoặc phơi khô. Dẫu vậy thì tính kháng viêm và kháng khuẩn của loại lá tươi rất mạnh nên có thể dẫn đến những tác dụng ngược lại gây mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn bên trong cơ thể. Do đó, khi sử dụng lá vối thì người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Không nên uống nước vối khi đang đói vì khi đó hệ tiêu hóa sẽ bị kích thích khiến tăng nhu động ruột, gây mệt mỏi và choáng váng.
- Không uống nên lạm dụng uống quá nhiều nước lá vối trong một ngày, không uống nước lá vối thay nước lọc vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ bài tiết. Chỉ nên uống từ 0,8 – 1 lít nước lá vối tươi loãng hoặc uống đặc thì chỉ nên uống khoảng 1 ấm trà là đủ.
- Đối với việc sử dụng nước lá vối để hỗ trợ trị bệnh thì cần kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý và thuốc đặc trị để tăng hiệu quả.
- Các tác dụng của nước lá vối là tốt, nhưng để đảm bảo an toàn thì trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để tránh các tác dụng phụ.
Một số câu hỏi thắc mắc về tác dụng khi uống nước lá vối
Đã có rất nhiều câu hỏi liên quan đến tác dụng của nước lá vối. Dưới đây chúng tôi tổng hợp các câu hỏi băn khoăn phổ biến về loại nước uống này. Cụ thể là:
1. Nam giới uống nhiều nước lá vối có bị yếu sinh lý?
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh đàn ông uống nhiều nước lá vối sẽ bị yếu sinh lý. Đồng thời, cũng không có một cơ sở khẳng định nước lá vối gây nên những ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của nam giới.
2. Uống nước vối có hại thận hay không?

Có rất nhiều tin đồn là uống nước lá vối gây hại thận nhưng thực tế thì các bác sĩ đã nghiên cứu và đưa ra khẳng định việc uống nước lá vối không có hại với thận.
3. Người già uống nước lá vối thì có bị mất ngủ không?
Câu trả lời là không. Theo đó, các cụ từ xưa đến nay đều uống nước lá vối giống như một phương pháp điều trị và cải thiện giấc ngủ.
4. Người bị cao huyết áp có nên uống nước lá vối không?
Với người bị cao huyết áp mà muốn uống nước lá vối thì nên đi tham khảo ý kiến của bác sĩ và không nên tự ý uống nước lá vối.
Trên đây là những thông tin về lá vối và uống nước lá vối có tác dụng gì. Hy vọng nội dung của bài viết đã mang tới cho quý độc giả những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình mình.