Vendor là gì? Cách tiếp cận Vendor hiệu quả

Vendor là gì? Cách tiếp cận Vendor hiệu quả
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trong thời gian gần đây, cụm từ “Vendor” xuất hiện phổ biến và được sử dụng nhiều trong môi trường kinh doanh. Vậy Vendor là gì? Vai trò của Vendor đối với doanh nghiệp ra sao? Mời bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm đáp án chính xác trong nội dung bài viết ngày hôm nay.

Vendor là gì
Vendor là gì? Cách tiếp cận Vendor hiệu quả

Vendor là gì? Công ty Vendor là gì? 

Vendor là cá nhân/ tổ chức, dịch vụ giữ vai trò cung cấp hàng hóa cho cá nhân, tổ chức khác trong chuỗi phản ứng nhằm phục vụ các nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng. Ví dụ: Những siêu thị lớn Big C, Lotte Mart,… các cửa hàng tiện lợi như Circle K, Vinmart+, Family Mart,… hay các tiệm tạp hóa (cá nhân) được xem là một Vendor. Lý do là các tổ chức này trực tiếp bán hàng hóa cho người tiêu dùng.

Vendor là gì
Cửa hàng tiện lợi là một dạng Vendor

Nói cách khác, Vendor là một mắt xích cuối cùng để đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Theo đó, Vendor sẽ nhập hàng hóa từ nhà phân phối hoặc nhà sản xuất (nếu sản phẩm không phân phối qua bên trung gian) với giá sỉ. Sau đó thì bán lại cho cá nhân tổ chức với mục đích tiêu dùng và sử dụng sản phẩm đó với giá lẻ. Vì thế, Vendor vừa là người mua và vừa là người bán. 

Ngoài ra, trong một số trường hợp thì Vendor có thể tự sản xuất ra sản phẩm để bán mà không cần phải nhập hàng như Big C có thương hiệu Wow; Emart có thương hiệu No Band; Lotte Mart có thương hiệu Choice L. Các sản phẩm được Vendor tự sản xuất và bán cho người tiêu dùng sẽ được doanh nghiệp tự quyết định bán giá sỉ hoặc giá lẻ.

Vendor là gì
Một số thương hiệu độc quyền của các siêu thị lớn

Hiện nay, Vendor có thể lựa chọn nhiều hình thức bán hàng hóa hoặc dịch vụ do tùy thuộc trường hợp, quy mô của từng tổ chức Vendor. Cụ thể: 

  • Hình thức B2B: Từ doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp.
  • Hình thức B2C: Doanh nghiệp bán cho người tiêu dùng.
  • Hình thức B2G: Doanh nghiệp bán cho tổ chức Chính phủ.

Một số khái niệm có liên quan đến Vendor 

Dưới đây là một số khái niệm liên quan đến Vendor, các khái niệm này mang ý nghĩa bổ sung hoặc mở rộng kiến thức đến bạn đọc. Cụ thể: 

1. Street Vendor là gì?

Street vendor nghĩa là người bán rong, người bán dạo hay người bán hàng hóa dễ vận chuyển. Thuật ngữ này tương đồng với gánh hàng rong hoặc lái buôn rau quả. Ở hầu hết những nơi dùng “street vendor” thì người bán hàng rong sẽ bán các mặt hàng giá rẻ, hàng thủ công nghệ mỹ hay đồ ăn. 

2. Multi vendor là gì?

Multi vendor chính là một nền tảng thị trường chuyên nghiệp, cho phép người dùng mở một thị trường giống như eBay. Người dùng có thể mời các nhà cung cấp và cấp cho họ quyền truy cập vào cửa hàng siêu nhỏ trên thị trường của bạn, rồi nhận hoa hồng từ việc bán hàng của họ. 

Multi vendor là gì
Multi vendor là gì?

Multi vendor là nơi có mọi thứ bạn cần để nhanh chóng cài đặt và bắt đầu bán hàng. Nó bao gồm một gói tính năng tiếp thị mạnh mẽ, mặt tiền cửa hàng nhanh, thân thiện với thiết bị di động, tối ưu hóa SEO tuyệt vời, bảng điều khiển quản trị tiện lợi và rất dễ sử dụng. 

3. Tìm hiểu các khái niệm trong chuỗi cung ứng

  • Seller: Được hiểu gần giống với Vendor. Tuy nhiên, seller thường sẽ hướng đến những đối tượng khách hàng cụ thể và mang tính chất cá nhân nhiều hơn. 
  • Supplier: Là nhà cung ứng với vai trò cung cấp sản phẩm ra ngoài thị trường. Ví dụ, các đơn vị sản xuất tạo ra sản phẩm rồi cung cấp cho Vendor hoặc Seller; sau đó 2 đơn vị này sẽ bán sản phẩm được nhập từ Supplier trên quan hệ hợp tác lẫn nhau. 
  • Manufacturer: Là đơn vị sẽ sử dụng các nguyên vật liệu từ Supplier để sản xuất ra sản phẩm.
  • Distributor: Sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được Distributor vận chuyển đến các nhà phân phối khu vực hoặc nhà phân phối độc quyền.

Sự khác nhau giữa Vendor với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng

Để phân biệt Vendor với các thành phần ở trong chuỗi cung ứng thì bạn cần biết được sơ đồ quy trình hoạt động. Điều này sẽ giúp bạn có được cái nhìn trực quan cũng như phân biệt dễ dàng được vai trò của từng thành phần. Sơ đồ của quy trình chuỗi cung ứng như sau: 

Nhà cung cấp → Nhà sản xuất → Nhà phân phối → Nhà cung cấp (Vendor ) hoặc Nhà bán lẻ → Khách hàng.

1. Sự khác biệt cơ bản giữa Vendor và Supplier

Tiêu chí  Vendor Supplier
Vị trí trong chuỗi cung ứng Ở vị trí kế cuối  Ở vị trí đầu tiên 
Vai trò Bán hàng hóa và các sản phẩm với giá cụ thể cho khách hàng. Cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất ra các sản phẩm.
Mục tiêu Bán các sản phẩm  Tạo ra các sản phẩm
Số lượng Chỉ có 1 sản phẩm được tạo ra Cung cấp rất nhiều loại nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm
Quan hệ kinh doanh B2B, B2C, B2G B2B
Mối quan hệ với nhà sản xuất Gián tiếp  Trực tiếp hoặc gián tiếp 
Mối quan hệ với đối tượng người tiêu dùng Không liên quan  Liên quan trực tiếp
Vendor và Supplier
Phân biệt Vendor và Supplier đơn giản

2. Sự khác biệt cơ bản giữa Vendor và Seller

Tiêu chí  Vendor Seller
Quy mô Một công ty hoặc cá nhân Cá nhân
Nguồn hàng Tự sản xuất hoặc là nhập hàng từ các nhà phân phối Nhập hàng từ nhà phân phối
Giá bán Giá bán lẻ hoặc giá bản sỉ Tương đương với giá bán lẻ

Vai trò của Vendor 

Vendor là người mua hàng hóa từ doanh nghiệp sản xuất bằng cách trực tiếp hoặc là gián tiếp thông qua nhà phân phối – Distributors. Sau đó thì bán lại cho khách hàng – Customers. Do đó, Vendor đóng vai trò vừa là nhà cung cấp vừa và vừa là người bán sản phẩm đối với khách hàng; đồng thời là người mua – Buyer đối với doanh nghiệp sản xuất. 

Vai trò của vendor trong chuỗi cung ứng
Vai trò của Vendor ở trong chuỗi cung ứng

Vendor đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng cuối cùng. Nó là một mắt xích chặt chẽ trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Thông thường, chuỗi cung ứng bắt đầu từ nhà cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp sản xuất; sau đó doanh nghiệp sản xuất sẽ cung cấp hàng hóa thông qua các nhà phân phối. 

Đặc biệt, để có hiệu quả hơn trong quá trình hoạt động thì cần phải có Vendor tiếp cận gần với khách hàng cuối cùng. Vì vậy, quá trình này được doanh nghiệp thúc đẩy nhằm diễn ra một cách trôi chảy, cung cấp luồng hàng hóa và dịch vụ hiệu quả nếu có đủ những nhân tố trên tham gia vào quá trình cung ứng.

Làm thế nào để tiếp cận Vendor và phân phối hàng hóa hiệu quả?

Chiến lược kinh doanh nhằm tiếp cận Vendor là một kế hoạch quan trọng, nhằm mục đích tiêu thụ hàng hóa và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Lúc này, càng tiếp cận được nhiều nhà phân phối thì hàng hóa của bạn càng có giá trị và càng kiếm được nhiều lợi nhuận. Dưới đây, chúng tôi đưa ra gợi ý 4 cách tiếp cận Vendor hiệu quả nhất:

1. Áp dụng ưu đãi hấp dẫn

Thực tế, khách hàng sẽ thường bị thu hút bởi những sản phẩm được áp dụng các chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng kèm,… Vì thế, có 2 cách áp dụng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho 2 đối tượng. Cụ thể là:

Vendor là gì
Đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến mại đi kèm
  • Đối với Vendor: Nên giảm giá trong lần đầu tiên hợp tác, có các ưu đãi dành riêng cho nhà phân phối khi kinh doanh vượt doanh số đề ra. Đặc biệt, hãy đưa ra phương châm “lấy càng nhiều hàng thì mức giá càng rẻ”.
  • Đối với người tiêu dùng: Đưa ra chính sách giảm giá đồng loạt hoặc áp dụng tặng kèm, bán theo combo với mức giá ưu đãi. Các chương trình được triển khai đến các Vendor và quảng bá trên toàn hệ thống của các công ty, doanh nghiệp.

2. Phủ sóng hình ảnh của công ty hay doanh nghiệp

Đây là một cách tiếp cận Vendor và khách hàng rất hiệu quả. Nó được xem là một chiến thuật được nhiều đơn vị áp dụng đã cho kết quả đáng kinh ngạc. 

Để làm được điều này thì bạn cần tập trung đưa sản phẩm của mình đến các hội chợ thương mại, trung tâm thương mại hoặc các triển lãm trưng bày sản phẩm, hàng tiêu dùng. Khi đó, số người thăm quan là rất lớn và doanh nghiệp hoàn toàn có cơ hội tiếp cận trực tiếp với đối tượng khách hàng hoặc với các nhà phân phối. Nếu cảm thấy được sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chí kinh doanh thì việc hợp tác để phân phối sản phẩm giữa các bên là rất dễ dàng. 

3. Khẳng định sự khác biệt

Thị trường buôn bán hàng hóa ngày càng đa dạng dẫn đến sự ra đời của nhiều nhà cung cấp. Điều này đã kéo theo sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Vendor cũng như các doanh nghiệp. Vì thế, điều cần làm của bạn là tạo nên sự khác biệt, ghi đậm dấu ấn với nhà phân phối. 

Vendor là gì
Làm nên sự khác biệt của sản phẩm để tạo uy tín

Để khẳng định được sự khác biệt, hãy khẳng định cho họ thấy được sản phẩm của bạn có giá trị hơn về mặt công dụng, thành phần tốt cho sức khỏe, tiếp cận được nhiều hơn đối tượng khách hàng,… Đồng thời, hãy sáng tạo và đưa ra những chính sách nổi bật cho nhà phân phối để tăng thêm điểm cộng và dễ gây ấn tượng. 

4. Cải tiến – không ngừng cho ra mắt các sản phẩm mới

Một trong cách thức tiếp cận Vendor hiệu quả cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đó là không ngừng cải tiến và cho ra mắt các sản phẩm mới. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp hay công ty tạo được mối quan hệ lâu dài với nhà sản xuất, đó sẽ là niềm tin và uy tín bền vững.

Vì thế, để làm được thì đòi hỏi các doanh nghiệp hay công ty phải có nền tảng phát triển mạnh mẽ và một hướng đi thông minh. Không chỉ vậy, hãy luôn lắng nghe ý kiến, thị hiếu khách hàng và linh hoạt trong vấn đề sản xuất. 

Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi với từ khóa Vendor là gì. Tổng kết lại thì Vendor là một mắt xích quan trọng trong phân phối và luân chuyển hàng hóa của một doanh nghiệp. Mong là thông tin quan trọng trên là một cẩm nang hoàn hảo đối với bạn đọc, giúp bạn lựa chọn được cách marketing phù hợp trong việc tiếp cận với Vendor. 

phuongle

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x