Wibu là gì mà được giới trẻ nhắc đến nhiều như vậy? Trên thực tế, Wibu được sử dụng thường xuyên và được biết đến rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về Wibu. Vậy Wibu nghĩa là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Cách nhận diện Wibu như thế nào?… Để có được những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về Wibu, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Wibu là gì?
Theo Urban Dictionary, Wibu là thuật ngữ mang thái độ tiêu cực, dùng để chỉ những người yêu thích anime, manga, light novel. Từ này được tạo ra bằng cách ghép chữ cái đầu tiên của hai từ tiếng Nhật là “Wì” (異) và “Bunka” (文化), có nghĩa là “văn hóa khác biệt”. Từ gốc của Wibu là Weeaboo, miêu tả những người không mang quốc tịch Nhật Bản nhưng bị ám ảnh bởi văn hóa Nhật.
Tiền thân của Weeaboo là Wapanese, từ viết tắt của Wannabe Japanese. Được kết hợp từ white (trắng/ da trắng), wannabe (muốn trở thành) và Japanese (thuộc về Nhật Bản). Từ này mang ý nghĩa miệt thị những người da trắng phát cuồng mọi thứ liên quan đến văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là manga (truyện tranh) và anime (hoạt hình).
Nguồn gốc của Wibu
Wapanese xuất hiện nhiều trên trang web 4chan vào đầu những năm 2000. Đến cuối năm 2003, “Wapanese” xuất hiện với tần suất rất cao trên diễn đàn. Chủ đề liên quan thường là các cuộc trao đổi không mấy vui vẻ, hòa nhã giữa nhóm hâm mộ anime/ manga và văn hoá phụ (cosplay, lolita, gothic)… với nhóm ít những người quan tâm đến chúng.
Đến giữa năm 2005, khi việc lạm dụng “Wapanese” lên đỉnh điểm và người kiểm duyệt của 4chan phải can thiệp, thay thế từ lóng mang tính xúc phạm này thành “Weeaboo”, viết tắt là “Weeb”. Khi du nhập vào Việt Nam, “Weeaboo” được các bạn trẻ sáng tạo thành Wibu hay “quý bửu”… Và Wibu là gì trở thành thuật ngữ phổ biến trên mạng xã hội tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây.
Những đặc điểm để nhận diện Wibu chính hiệu
Không phải ai yêu thích văn hóa của Nhật Bản đều là Wibu. Mà Wibu dùng để chỉ những người hâm mộ cuồng nhiệt, thái quá, người tôn sùng văn hóa Nhật đến nỗi sẵn sàng “gây chiến” với người khác để đề cao văn hóa của Nhật Bản mới là Wibu.
Dấu hiệu nhận biết Wibu
Theo đó để nhận diện được Wibu là gì, chúng ta có thể dựa vào một số đặc điểm sau:
- Người bị ám ảnh quá mức với nền văn hóa Nhật Bản, coi trọng nền văn hóa Nhật hơn cả nền văn hóa bản xứ.
- Lạm dụng tiếng Nhật như là câu nói cửa miệng của mình. Hay sử dụng mấy từ như kawaii, desu, baka, ni chan… chêm vào khi nói một cách vô tội vạ, thậm chí còn sử dụng sai.
- Luôn thể hiện bản thân yêu thích Nhật Bản nhưng chỉ mới xem được vài bộ anime, manga. Ngoài ra không biết thêm thứ gì khác về văn hóa Nhật.
- Sẵn sàng chửi bới, đánh nhau, “ném đá” nếu có ai động chạm đến anime, manga mà không quan tâm điều đó đúng hay sai.
- Làm nhiều hành động khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy phản cảm, khó chịu, bị ảnh hưởng đến tinh thần. Ví dụ như lúc nào cũng “dính chặt với hình nộm, gối ôm manga, anime… và coi như là vợ, chồng của mình. Hay cosplay giống trong truyện và làm những hành động quá khích, biến thái…
Bạn có phải là Wibu hay không?
Nhật Bản nổi tiếng với nền văn hóa đặc sắc và thú vị, với sức lan tỏa ra khắp thế giới. Tuy nhiên, văn hoá xứ Phù Tang cũng có những mặt tích cực đáng học hỏi nhưng cũng có vài điều tiêu cực không nên tôn thờ. Không phải những ai yêu thích văn hóa Nhật Bản cũng là Wibu.
Do đó bạn cần xem xét bản thân có cuồng mọi thứ đến từ Nhật một cách quá mức hay không. Nếu cứ khăng khăng Nhật Bản luôn tốt đẹp và có những dấu hiệu nhận diện trên, bạn chính là Weeaboo chính hiệu. Còn đơn giản là yêu thích một vài điều hay ho, xuất sắc của Nhật thì bạn không phải là Wibu.
Cần làm gì để không trở thành Wibu?
Sau khi hiểu được Wibu là gì, dấu hiệu nhận biết Wibu thì điều bạn cần làm đó là điều chỉnh lại bản thân. Để tránh trở thành người phát cuồng đến mức bị gọi là Weeaboo thì một số điều sau đây sẽ có ích cho fan Nhật Bản chân chính.
- Không “thần thánh hóa” Nhật Bản: Dừng việc tôn vinh Nhật Bản một cách thái quá (nếu có). Điều gì tốt đẹp thì đáng khen và học hỏi, cái gì xấu xa thì cần bài trừ không dung túng. Bên cạnh đó, cần sử dụng ngôn ngữ Nhật Bản với đúng người, đúng ngữ cảnh, không dùng vô tội vạ. Còn việc cosplay nhân vật phim hoạt hình hay truyện tranh Nhật Bản chỉ nên làm ở những lễ hội hóa trang.
- Thực sự tìm hiểu về Nhật Bản: Để người khác không gọi bạn là Wibu, cách tốt nhất là nên tìm hiểu về Nhật Bản một cách nghiêm túc. Không chỉ dừng lại ở những bộ phim, truyện tranh, mà còn cả lịch sử, văn hóa, ẩm thực,… Và mọi người sẽ hiểu rằng bạn chỉ say mê một cách bình thường, muốn học hỏi vì niềm yêu thích chứ không phải “cuồng”.
Từ Wibu đã được sử dụng hợp lý chưa?
Như đã đề cập định nghĩa Wibu là gì ở phần trên, các bạn có thể thấy Wibu là từ ngữ mang nhiều tiêu cực. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay từ Wibu đang được dùng chưa chính xác. Đa phần mọi người chưa phân biệt được Otaku, Wibu (Weeaboo) và những người yêu thích văn hóa Nhật Bản. Cứ ai yêu thích văn hóa Nhật cũng sẽ bị gán mác Wibu, và cho rằng Otaku và Wibu là một…
Trên các trang mạng xã hội hiện nay, chỉ cần xuất hiện những thứ liên quan đến việc khen ngợi hay tôn vinh Nhật Bản là đều được gọi là Wibu. Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy, cần phải hiểu đúng Wibu là gì để không đánh đồng tất cả mọi người. Đây là một từ mang tính miệt thị không nhẹ, vậy đừng dùng với những người chỉ đơn thuần yêu thích văn hóa Nhật Bản.
Việc khen ngợi hay tôn vinh một điều gì đó tốt đẹp không phải là chuyện xấu. Chỉ cần có điểm dừng, giới hạn và không đi quá xa thì đều có thể chấp nhận được. Việc tiếp nhận sự đa dạng văn hóa và phân tích cái hay cái đẹp trong đó không phải là cuồng. Mà cuồng chính là tôn sùng điều gì đó quá mức, và xem điều đó là hoàn mỹ, là cao quý nhất.
Điểm khác biệt nhau Otaku và Wibu là gì?
Nhiều người thường lầm tưởng rằng Otaku và Wibu giống nhau nhưng không phải như vậy. Otaku và Wibu mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Theo định nghĩa từ Wikipedia, Otaku (Nhật: 御宅 (Ngự trạch)/ おたく/ オタク) là một từ lóng trong tiếng Nhật dùng để ám chỉ một ai đó quá yêu thích, say mê anime, manga, Vocaloid hay trò chơi điện tử, cosplay, nhân vật trên giấy.
Dưới đây là những điểm khác biệt giữa Otaku và Wibu:
Điểm khác biệt |
Otaku |
Wibu |
Đối tượng |
Otaku là những người say mê, phát cuồng thế giới manga và anime,… Họ thích tìm hiểu, sưu tầm những thứ liên quan đến manga, anime và có hiểu biết sâu rộng về những thứ đó. |
Các đối tượng Wibu là gì? Đó là những người phương Tây da trắng hâm mộ quá mức, phát cuồng về nền văn hóa nhật. Hiện nay có cả những người Việt Nam. |
Sự hâm mộ |
Otaku chỉ hâm mộ hoặc quá khích với manga và anime. Một số Otaku khác có hơi lập dị, có phần cách ly với thế giới và chỉ tập trung vào những thứ họ yêu thích. Nhìn chung, các Otaku thường ôn hòa hơn so với Wibu. |
Wibu thường có hành động hâm mộ quá khích, đôi khi là lố lăng với bất cứ văn hóa nào của Nhật. Nói đơn giản là họ cuồng Nhật Bản đến mức cho đó là điều tuyệt vời nhất, hơn cả văn hóa quê hương mình. |
Sự hiểu biết |
Đa phần các Otaku thường có niềm đam mê cháy bỏng với những thứ mình yêu thích. Và họ cũng có vốn hiểu biết sâu rộng về manga, anime, figure,… |
Một số Wibu thực ra chỉ là fan phong trào, bắt chước các Otaku và thể hiện mình rành rọt, am hiểu. Nhưng thực ra đó chỉ là khoe khoang mà thôi. |
Cách thể hiện, tính cách |
– Một số Otaku cũng có hành vi hơi quá khích khi thể hiện tình yêu với manga và anime nhưng lại không “trẩu tre” như Wibu. – Các Otaku chân chính hâm mộ anime, manga nhưng không gây phản cảm, hay làm ảnh hưởng đến mọi người. |
– Nhiều Wibu sẵn sàng “ném đá”, “khẩu nghiệp” với bất cứ ai động chạm tới điều mà họ yêu thích mà không cần biết đúng sai. – Họ “tôn thờ” Nhật Bản tới mức sẵn sàng bôi xấu các nền văn hóa khác. Điều này đáng bị cộng đồng lên án. |
Về tính chất |
– Tại Nhật Bản, Otaku cũng là một từ mang tính chất hơi kỳ thị về những người yêu thích anime và manga quá mức. – Tuy nhiên trên thế giới và ở Việt Nam thì Otaku được dùng để nói về những người hâm mộ manga và anime một cách sâu đậm, thiết tha. Không nặng nề như Wibu |
– Nhìn chung Wibu mang tính chất tiêu cực để mỉa mai, phê phán những người quá khích, điên cuồng vì văn hóa Nhật Bản. – Những cộng đồng yêu văn hóa Nhật chân chính, tích cực sẽ tẩy chay Wibu vì đã làm xấu đi hình ảnh những người hâm mộ lành mạnh. |
Như vậy, bài viết trên đã đem đến cho các bạn những thông tin rõ nhất về Wibu là gì? Cùng sự khác biệt giữa Wibu và Otaku. Để không bị nhầm lẫn, bạn hãy hiểu kỹ về những từ ngữ này và sử dụng đúng nơi và đúng lúc.