Đồng USD được xem là “đồng tiền dự trữ” lớn nhất thế giới. Vậy khi so với đồng USD thì những đồng tiền mất giá nhất hiện nay thuộc về đất nước nào? Hãy cùng đến với nội dung bài viết hôm nay về top 10 đồng tiền mất giá nhất thế giới

Điểm danh 10 đồng tiền mất giá nhất thế giới
Dưới đây là 10 đồng tiền mất giá nhất thế giới được chúng tôi tổng hợp. Liệu rằng Việt Nam có nằm trong danh sách này hay không?
1. Guarani – Paraguay (PYG)
1 USD = 5.742,04 PYG

Paraguay là một quốc gia nông nghiệp khi những vụ đậu nành bội thu đã từng góp phần tăng trưởng nền kinh tế cho quốc gia này lên đến 2 con số. Tuy nhiên, Paraguay vẫn xếp thứ 2 về mức độ nghèo của Nam Mĩ vì quốc gia này có nền giáo dục kém. Ngoài ra, tình trạng tham nhũng kéo dài đã đẩy số lượng người nghèo gia tăng khiến Paraguay “xuống dốc không phanh”.
Hiện nay, giá trị của 1 USD = 5.742,04 Guarani
2. Som – Uzbekistan (UZS)
1 USD = 7.769,96 UZS

Giữ vị trí thứ 2 trong top 10 những đồng tiền mất giá nhất thế giới thuộc về đồng tiền Som của Uzbekistan. Quốc gia này nằm trên vành đai vàng Trung Á và là quốc gia sở hữu tài nguyên thiên nhiên bậc nhất thế giới. Thế nhưng, có đến ⅓ người dân của Uzbekistan đang sống dưới nghèo khổ cùng mức thu nhập rất thấp.
3. Kip – Lào (LAK)
1 USD = 8.494,02 LAK

Lào là quốc gia sở hữu nhiều cảnh quan, các di tích lịch sử và có nền văn hóa tâm linh đặc sắc. Quốc gia này được đánh giá là một đất nước sống khá thoải mái và có nền văn hóa thú vị bậc nhất khu vực Đông Nam Á.
Theo đó, đồng Kip của Lào là đồng tiền duy nhất có mặt trong danh sách đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới không phải vì mất giá mà vốn dĩ nó đã được định giá thấp như thế so với đồng USD. Hiện nay, Chính phủ Lào đang tìm mọi cách để nhanh chóng nâng giá trị đồng tiền quốc gia mình lên.
4. Leone – Sierra Leone (SLL)
1 USD = 9.006,01 SLL

Sierra Leone là một quốc gia thuộc vùng Tây Phi và là một trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới hiện nay. Đây là đất nước phải chịu chiến tranh, dịch bệnh trong thời gian dài khiến cho nền kinh tế bị kéo theo chậm phát triển.
Nền kinh tế chủ yếu của quốc gia này là trồng các loại cây như cà phê, ca cao. Ngoài ra, kim cương được xem là nguồn thu nhập đáng kể của Sierra Leone khi sở hữu những mỏ kim cương tự nhiên
Xem thêm:
5. Franc – Guinea (GNF)
1 USD = 9.200 GNF

Franc là đồng tiền hợp pháp được sử dụng chính thức tại Guinea. Đây là một quốc gia nhỏ nằm ở bờ biển phía Tây Châu Phi, được xem là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng do tỷ lệ lạm phát cao, trình độ giáo dục thấp và tình trạng trộm cắp đã làm mất giá trị của đồng Franc bị mất giá nghiêm trọng. Đặc biệt, sau khi bùng nổ đại dịch Ebola thì đồng tiền quốc gia này đã mất giá một cách nhanh chóng.
6. Rupiah – Indonesia (IDR)
1 USD = 14.070,50 IDR

Sau khi giành được độc lập, Indonesia quyết định dùng đồng Rupiah làm đơn vị tiền tệ chính thức. Thực tế, đồng Rupiah bị mất giá là do Cục dự trữ liên bang Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ gây lên sự suy yếu của đồng tiền này. Đồng thời, các vấn đề như tham nhũng, lạm phát, đội ngũ quan chức lạm quyền trì trệ chưa được giải quyết cũng gây nên sự mất giá trầm trọng của đồng Rupiah.
7. Dobra – São Tomé (STN)
1 USD = 21.050,60 STN

São Tomé là một quần đảo nhỏ trên thế giới nằm tại châu Phi, sẽ có rất nhiều người không biết đến sự tồn tại của đất nước này. Theo tìm hiểu, mặc dù nền kinh tế của São Tomé khá ổn định dựa vào phát triển nông nghiệp như xuất khẩu cacao, cà phê, quế, đu đủ và có được các nguồn đầu tư từ ngoại quốc đổ vào để khai thác mỏ dầu; nhưng đồng Dobra vẫn nằm trong danh sách các quốc gia có đồng tiền mất giá nhất thế giới do tình trạng không ổn định và thường xuyên bị mất giá.
8. Việt Nam Đồng – Việt Nam (VNĐ)
1 USD = 23.215 VNĐ

Việt Nam đang không ngừng nỗ lực để trở thành đất nước có nền kinh tế mạnh trong khu vực châu Á. Theo nhiều dự đoán, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất năm 2025. Dù vậy, tính đến thời điểm hiện tại thì giá trị Việt Nam đồng vẫn ở mức thấp.
Lý giải cho điều này, nguyên nhân được đưa ra là do sự thay đổi nền kinh tế nhiều biến động phát triển theo khiến lạm phát cao dẫn đến vị trí đồng tiền bị mất giá. Và nguyên nhân chính là do Chính phủ Việt Nam đang cố tình giữ giá trị tiền ở mức giá thấp để đẩy mạnh xuất nhập khẩu.
9. Rial – Iran (IRR)
1 USD = 42.105 IRR

Iran là một quốc gia Trung Á, nền kinh tế đứng thứ 18 trên toàn thế giới với mức dân số tương đối lớn, khoảng 78,4 triệu tính đến thời điểm hiện tại nhưng giá trị tiền tệ lại ở mức thấp nhất nhì thế giới.
Theo đó, sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 thì đồng Rial chính thức là đơn vị tiền tệ của Iran. Sở hữu nhiều dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới khiến cho tình hình chính trị tại đây khá phức tạp với sự dòm ngó của nhiều ông lớn như Mỹ, Trung Quốc,… Dẫu vậy thì đồng Rial ngày càng mất giá do sức ép đến từ lệnh trừng phạt quốc tế với chương trình hạt nhân của đất nước Hồi giáo này. Ngoài ra, cũng theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì 2 năm nữa giá trị đồng Rial sẽ tiếp tục giảm mạnh.
10. Bolivar Fuerte – Venezuela (VEF)
1 USD = 248.209 VEF

Venezuela từng là đất nước có thu nhập đầu người cao nhất Nam Mỹ, nhưng hiện nay quốc gia này đang rơi vào khủng hoảng nặng nề cho lạm phát. Mức lạm phát kỷ lục của Venezuela rơi lên đến 82,7% khiến cho người dân đất nước này rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười”. Cụ thể, thay vì dùng ví để chứa tiền mặt thì họ sẽ dùng thùng lớn hoặc bao tải để đựng tiền. Thậm chí, để không phải mất nhiều thời gian thì nhiều nơi còn cân kg thay vì đếm tiền.
Một số giá trị dưới đây sẽ khiến cho bạn hình dung rõ hơn về giá trị lạm phát tại quốc gia này đáng sợ thế nào: 1kg thịt gà có giá 8 triệu Bolivar Fuerte, 1kg cà chua có giá 5 triệu Bolivar Fuerte, 1kg thịt heo có giá 9,5 triệu Bolivar Fuerte, 1kg cà rốt có giá 3 triệu Bolivar Fuerte,…
Tại sao đồng tiền lại bị mất giá?
Đồng tiền mất giá có thể được kiểm soát và ngoài tầm kiểm soát. Theo đó, với mỗi trường hợp khác nhau thì nguyên nhân dẫn đến đồng tiền bị mất giá lại khác nhau. Cụ thể:
1. Mất giá có kiểm soát
Trường hợp 1, do Nhà nước cố tình làm suy yếu đồng tiền của quốc gia để theo đuổi một số mục tiêu:
- Hỗ trợ hoạt động xuất khẩu để tự động giảm sản lượng của hàng nhập khẩu.
- Đẩy nhanh lạm phát đến mức mục tiêu (đây là đặc trưng của các nước phát triển).
- Tăng khả năng cạnh tranh đồng tiền ở trong nước.
- Giảm chi phí dự trữ ngoại hối nhằm duy trì được cán cân thanh toán.

Trường hợp 2, mất giá tự xảy ra chỉ khi tỷ giá thả nổi do được hình thành nên bởi cung và cầu. Lúc này, Nhà nước chỉ có thể thừa nhận rằng tiền đang bị mất giá và sau khi vượt qua mất giá. Để giải quyết, Nhà nước sẽ tiến hành đặt mệnh giá hoặc giảm ẩn ở nguồn cung tiền (Nhà nước thực hiện ngừng lưu thông tiền bị giảm giá mà không có một tuyên bố chính thức).
2. Mất giá ngoài tầm kiểm soát
Các nguyên nhân được đưa ra như sau:
- Lạm phát – do hậu quả của phát hành tiền.
- Tỷ lệ nhập khẩu so với tỷ lệ xuất khẩu bị thâm hụt về thanh toán. Lúc này, một quốc gia sẽ không có đủ dự trữ nội bộ để thực hiện nghĩa vụ với những nước khác và đồng thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong nước.
- Dòng vốn chảy ra bất ổn ở trong nước hoặc sự áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế đối với một quốc gia.
Bài viết trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn top những đồng tiền mất giá nhất thế giới. Có lẽ cũng không quá bất ngờ khi đồng tiền nước ta xếp gần cuối cùng đúng không nào! Tuy nhiên, như đã giải thích bên trên thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng VNĐ bị mất giá là mang tính chiến lược của Chính phủ Việt Nam. Để cập nhật thêm các kiến thức cuộc sống bổ ích, mời bạn đọc theo dõi website của chúng tôi thường xuyên.