Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ đặc biệt được tất cả mọi người trên mọi miền Tổ quốc chờ đón. Ẩm thực ngày Tết cũng là điều đặc biệt hấp dẫn người Việt lẫn các du khách được đón Tết Cổ truyền Việt Nam. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng như tìm hiểu một số món ăn ngày Tết hiện đại hiện nay đang có mặt trong các mâm cơm của các miền dịp đầu Xuân nhé!
Món ăn ngày Tết Việt Nam ngon miệng, đẹp mắt
Trong dịp Tết Nguyên Đán, có những món ăn truyền thống ngày Tết như bánh Chưng (a sticky rice cake/Chung cake), bánh Tét, thịt gà, giò chả (chả lụa), nem rán… thì mỗi miền, chúng ta sẽ có từng món ăn đặc trưng riêng biệt.

Cùng chúng tôi đi dọc theo dải đất hình chữ S để khám phá ẩm thực ngày Tết cũng như biết được tên các món ăn ngày tết bằng tiếng anh!
Món ngon ngày Tết của người miền Bắc
Đầu tiên là miền Bắc với nét truyền thống văn hóa từ lâu đời luôn là điều thú vị với mọi thực khách. Ngoài những món ăn truyền thống đã được hutbuicongnghiep.com liệt kê trong bài viết trước thì người miền Bắc còn có các món ăn khác như:
Chè kho
Đây là một trong những món ăn đặc trưng trong các ngày rằm, mùng 1 hoặc các bữa ăn truyền thống của gia đình miền Bắc ngày Tết Cổ truyền. Chè kho (soft green-lentil cake) được chế biến từ đường và đậu xanh, sau khi nấu xong được cắt thành những miếng nhỏ. Chè kho thưởng thức kèm với tách trà ấm nóng mang đến không khí ấm cúng, sum vầy trong những ngày đầu năm mới.
Canh bóng bì lợn (maw soup)

Khi nhắc đến các món ăn ngày Tết miền Bắc, sẽ thật thiếu sót khi bỏ qua món canh bóng bì lợn (canh bóng thả). Hương vị thanh mát, ngọt dịu quyện với các nguyên liệu khác vừa béo thơm, giòn sật mang đến một bát canh trọn vẹn nhất cho ngày Tết cổ truyền.
Giò xào
Nguyên liệu chính của giò xào là thịt thủ hoặc thịt ba chỉ được xào chín cùng hạt tiêu, mộc nhĩ, muối ăn,… Sau đó, người ta đổ ra khuôn hoặc lá chuối, nén chặt và gói lại, để lạnh. Giò thủ, giò xào là món ăn truyền thống ngày Tết của người dân miền Bắc nhưng hiện nay đã gần như phổ biến khắp mọi nơi. Cách chế biến giò xào tương đối đơn giản và bạn có thể tự thực hiện ở nhà một cách đơn giản, dễ dàng nhé!
Miến xào
Trong các món ăn ngày Tết thì miến xào thập cẩm chính là một loại không thể thiếu. Món ăn đặc trưng bởi sự mềm dẻo dai của các sợi miến quyện cùng rau củ xào giòn ngọt. Người ta thường dùng miến xào khi còn nóng, rắc thêm chút tiêu sẽ vô cùng thơm ngon và còn giúp cho mâm cơm thêm đẹp mắt.

Bên cạnh những món trên, thêm thịt đông (jellied meat), dưa hành (pickled onion),… sẽ tạo nên một mâm cỗ đầu năm miền Bắc thật hấp dẫn, ngon miệng đấy nhé!
Các món ăn ngày Tết miền Trung
Ẩm thực ngày Tết mỗi miền mỗi khác, không chỉ có bánh Tét (cylindric glutinous rice cake), giò chả (spring rolls),… người miền Trung còn ăn Tết với các món ăn khác như:
Bắp bò rim (Nghệ An)
Người xứ Nghệ thường chế biến món bắp bò rim trong những ngày Tết để thưởng thức cùng cơm nóng. Nước sốt của món ăn có mùi gừng, tỏi cùng hoa hồi, quế cay nồng sẽ tăng thêm sự hấp dẫn.
Ngoài bò rim của người Nghệ An, Hà Tĩnh thì bạn cũng có thể món ăn ngày Tết miền Trung với bò kho mật mía nhé! Sự giòn ngọt tự nhiên của bắp bò quyện trong cái thơm dịu của mật mía cũng rất gợi lên hương vị Tết miền Trung!
Thịt ngâm mắm

Những ngày Tết ở miền Trung không thể không kể đến món thịt heo ngâm nước mắm đặc trưng. Người ta thường sử dụng thịt lợn ba chỉ hoặc thịt bò để ngâm nước mắm sau khi luộc chín cùng các loại gia vị (hoa hồi, hành tím, củ sả,…).
Tré
Món ăn ngày Tết miền Bắc đặc biệt có thịt đông, giò xào thì người miền Trung, nhất là người Bình Định có món Tré. Tré được chế biến từ thịt thủ, tai heo cùng một lượng thịt bò vừa đủ. Người ta dùng thêm dưa leo, xoài non, cóc non, chả lụa, chả bò khi ăn cùng Tré để tăng thêm hương vị.
Tôm chua
Đây là món ăn đặc trưng trong ngày Tết của người miền Trung, nhất là xứ Huế. Tôm chua là sự kết hợp hoàn hảo của vị béo ngậy từ tôm, vị cay đặc trưng của tỏi, ớt, riềng, khế, vị chát của quả vả cùng các loại rau thơm khác. Đây sẽ là hương vị khó quên với những ai đã từng thử qua món ăn ngày Tết miền Trung này!
Bánh Thuẫn (bánh Thửng)

Bánh Thuẫn chính là món bánh quen thuộc của người dân miền Trung trong những ngày Tết Cổ truyền. Bánh Thuẫn được làm từ bột, trứng đổ khuôn có hình bông hoa rất đẹp mắt và vị của nó gần giống bánh bông lan. Không phải một loại bánh đắt tiền, cầu kỳ nhưng bánh Thuẫn mềm mịn tan ngay trong miệng sẽ làm bạn nhớ mãi không quên!
Bánh In
Cùng với bánh Thuẫn thì bánh In cũng là món bánh đặc trưng được làm ở tất cả mọi nhà. Bánh In có nguyên liệu từ bột năng rang, bột nếp, lá dứa, lá cẩm trộn cùng nước đường và đổ khuôn. Bánh In có màu sắc nhẹ nhàng, rất dễ vỡ, bánh có hình tròn tượng trưng cho khao khát trọn vẹn, đủ đầy và đoàn viên trong những ngày đầu Xuân.
Ngoài ra, vùng đất Quảng Nam thường phổ biến món bánh Lăn được làm từ đường vàng, quất, gừng, dừa…. Các nguyên liệu được hòa quyện vào với nhau rất mềm dẻo và được người dân Quảng Nam làm để cúng gia tiên trong ngày Tết, lễ.
Tìm hiểu ý nghĩa món ăn ngày Tết miền Nam Việt Nam

Nếu Tết Hà Nội có canh bóng bì, Huế có tôm chua,… thì các tỉnh miền Nam cũng có những món ăn đặc trưng. Dưới đây là một số món ăn đặc trưng trong ngày Tết tại miền Nam mà bạn có thể thử trong dịp Tết Cổ truyền năm nay!
Thịt kho tàu
Chúng ta đều quen thuộc với món thịt kho tàu trong những bữa cơm hàng ngày. Đối với người miền Nam, thịt kho tàu, thịt kho hột vịt với nước dừa chính là món ăn không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Miếng thịt béo ngậy, hấp dẫn cạnh chén cơm nóng hổi mang đến nhiều mong ước cho năm mới sung túc, đoàn viên.
Khổ qua dồn thịt nấu canh
Khổ qua (mướp đắng) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe được kết hợp cùng thịt xay và mộc nhĩ (nấm tai mèo) xuất hiện trong các mâm cơm dịp Tết của người miền trong. Món ăn ngày Tết miền Nam này thể hiện mong muốn những điều không may mắn của năm cũ sẽ qua đi và chào đón năm mới với những điều mới.
Lạp xưởng

Mỗi dịp Xuân về, người Nam Bộ lại nô nức tìm mua các loại lạp xưởng để thưởng thức. Lạp xưởng có nguồn gốc từ Trung Hoa, từ thịt nạc, thịt mỡ xay nhuyễn cùng trộn với rượu, đường nhồi vào ruột lợn khô để lên men sẽ giúp lạp xưởng chín tự nhiên.
Gỏi cuốn
Người miền Bắc thường làm nem rán để ăn trong các ngày Tết, lễ còn người miền Nam lại thường ăn gỏi cuốn. Người ta thường cuốn gỏi với tôm, thịt cùng rau thơm ăn kèm nước chấm chua ngọt đặc trưng vô cùng thơm ngon. Nếu đã ngán với bánh Tét, bánh Chưng, thịt kho,… thì những chiếc gỏi cuốn sẽ giúp giải ngán cực hiệu quả.
Củ kiệu
Một món ăn ngày Tết miền Nam đặc trưng nữa đó là củ kiệu tôm khô. Những bó hành khô, củ kiệu, dưa cải ngâm, phơi để chế biến chính là đặc trưng của những ngày Tết cổ truyền dân tộc. Vị giòn giòn, chua ngọt của củ kiệu không chỉ xua tan được vị ngấy của thịt, đồ nếp mà còn hỗ trợ làm ấm bụng, hết đầy hơi đấy nhé!

Gỏi gà xé phay
Gỏi gà xé phay có vị chua ngọt lại dễ chế biến, giàu dinh dưỡng cho những ngày cuối năm. Bạn có thể ăn thoải mái món gỏi gà xé phay mà không lo bị tăng cân trong những ngày Tết nữa, thật là lý tưởng phải không nào?
Những món ăn ngày Tết miền Tây
Về cơ bản, người miền Tây cũng có các món ăn truyền thống tương tự như người miền Nam. Tuy nhiên, có thêm một số món ăn đặc trưng riêng vô cùng hấp dẫn mà bạn nên thử một lần như:
Dưa món ngày Tết
Dưa món của người miền Tây thường được làm từ củ cà rốt, củ cải trắng, đu đủ,… ngâm chua ngọt. Dưa món sẽ được dùng kèm với các món ăn khác (bánh Tét, thịt kho tàu,…) để tăng thêm hương vị, giải ngấy rất tốt. Người ta thường phơi khô các loại rau củ trước khi ngâm cùng nước giấm pha đường từ 3 – 5 ngày trước khi sử dụng.

Mắm Gò Công
Thật là thiếu sót khi nhắc đến các món ăn ngày Tết miền Tây mà lại bỏ qua mắm Gò Công. Mắm Gò Công có nguyên liệu chính là tôm, rượu, muối, đường, tỏi,… Loại mắm độc đáo này thường xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết để ăn kèm với thịt luộc, rau luộc, bún, gỏi,… giúp tăng thêm hương vị đậm đà khó quên.
Khô nhái An Giang
Khô nhái là món ăn biểu tượng của sự dân dã, giản dị của người miền Tây sông nước. Nhái đồng sau khi được bắt về sẽ làm sạch, ướp cùng mật ong rừng nguyên chất và nước mắm rồi phơi khô. Nó sẽ được bảo quản kỹ để dùng trong thời gian dài. Nếu bạn từng ăn Tết Cổ truyền miền Tây, chắc chắn nên thử qua món ăn “mỹ nữ chân dài” này nhé!
Mứt chuối phồng Đồng Tháp- món ăn ngày Tết miền Tây

Miền Tây sông nước vốn nổi tiếng là thủ phủ của các loại trái cây, đặc biệt là chuối cau, dừa. Vì thế, vào mỗi dịp Tết đến, là người ta thường làm mứt chuối phồng (kẹo chuối, bánh chuối) để thưởng thức.
Mứt chuối có hương vị đặc trưng của chuối cộng thêm thoang thoảng mùi gừng, mè, lạc vừa bùi thơm lại hơi cay nồng vô cùng thú vị.
Chả hoa ngũ sắc
Không chỉ có chả lụa, người miền Tây còn sáng tạo thêm món chả hoa ngũ sắc vô cùng đẹp mắt và đưa miệng. Người ta dùng lòng đỏ trứng muối, thịt xay, mộc nhĩ, nấm tai mèo… để làm nên những màu sắc sống động cho nhân chả. Ngoài chả hoa ngũ sắc, người ta còn làm món gà rút xương nhồi pate để tiếp đãi mọi người trong ngày đầu năm mới!
Nem Lai Vung

Nem Lai Vung là đặc sản nức tiếng của người Đồng Tháp mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua. Những chiếc nem từ thịt nạc, bì lợn (da heo), tiêu, ớt,…. được gói trong lá chùm ruột/vuông non bọc ngoài là lá chuối trở thành món khai vị không thể thiếu trong ngày Tết của người miền sông nước.
Một số món ăn ngày Tết sắp thất truyền cần được phục dựng
Ngoài những món ăn vô cùng đặc trưng vừa kể trên thì có một số món ăn trong ngày Tết dường như sắp bị thất truyền. Chúng ta ngày càng hiếm thấy sự xuất hiện của những món ăn này trong mâm cơm ngày Tết. Bạn có thể tìm hiểu và thực hiện món ăn này để mọi người trong gia đình được thưởng thức hương vị độc đáo, hiếm có của chúng nhé!
Nem công chả phượng
Đây là món ăn nổi tiếng trong cung đình thuở xưa vì thịt công là loại thực phẩm quý hiếm. Vì thế, người ta thay thịt công bằng thịt thăn lợn để giúp cho món ăn này được phổ biến hơn trong các bữa cơm ngày Tết truyền thống của người Việt.

Về giá trị chất lượng thì khó sáng bằng nem công hoàng gia nhưng đây vẫn là một món ăn ngon và hấp dẫn mà nhiều người muốn được thưởng thức một lần.
Món ăn ngày Tết sắp thất truyền Mọc Vân Ám
Mọc Vân Ám là một món ăn vô cùng cầu kỳ, tinh tế nhưng dường như nó đang dần bị thất truyền. Mọc Vân Ám được làm thành 5 màu khác nhau, mỗi viên mọc được chế biến từ nguyên liệu riêng biệt (hạt gấc, dành dành, nấm hương, mộc nhĩ trắng, mảng cộng,…).
Những viên mọc ngũ sắc được cho vào bát xen kẽ với nước canh từ xương, bì lợn. Sau khi nước canh đông lại, người ta úp ngược nó ra đĩa, trong đó biểu thị cho 5 cung mệnh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Món ăn này thường dành cho các gia đình giàu có thời xưa và hiện nay rất hiếm khi xuất hiện trong các mâm cỗ Tết của người Việt Nam.

Thang cuốn tôm thịt
Những người phụ nữ Hà Nội xưa thường chế biến món thang cuốn tôm thịt để thể hiện sự khéo léo của mình. “Thang” trong từ cổ mang nghĩa là “canh” và để làm được bún Thang người ta cần dùng tới vài chục loại nguyên liệu khác nhau. Nhân thang cuốn tôm thịt được khéo léo gói lại bên trong sau đó dùng cùng nước dùng của bún Thang vô cùng hấp dẫn, thanh và nhẹ nhàng.
Món ăn ngày Tết Cổ truyền của một số quốc gia khác
Ngoài Việt Nam thì nhiều nước châu Á khác cũng đón Tết Âm lịch (Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc,…). Hãy xem ở những nước này, một số món ăn ngày Tết hiện đại là những gì nhé!
Các món ngon ngày Tết của người Trung Hoa
Đất nước tỷ dân là nơi có nhiều nét văn hóa tương đồng với người Việt nhất. Trong những ngày Tết, người Trung Quốc thường chuẩn bị các món ăn như:
Sủi cảo

Một trong những món ăn ngày Tết Trung Quốc truyền thống là sủi cảo thay cho bánh bao. Những chiếc sủi cảo được nặn theo hình bán nguyệt với đa dạng các loại nhân khác nhau tượng trưng cho sự thăng tiến, giàu sang. Người Trung Quốc còn bỏ thêm đậu đỏ, đồng xu vào trong 1 chiếc sủi cảo bất kỳ để thử sự may mắn, tốt lành nữa!
Bánh gạo
Người dân Tô Châu làm món bánh gạo để tưởng nhớ Wu Zixu tuy nhiên vì cách đọc của nó có sự đồng âm với từ nian nian gao – công việc được thuận lợi. Vì thế, bánh gạo từ gạo nếp, bột gạo này được phổ biến mọi nơi tại Trung Quốc, mong muốn mọi người gắn kết và hanh thông trong năm mới.
Cá
Cá là món ăn ngày Tết Trung Quốc quen thuộc, đặc biệt là trong bữa cơm đầu tiên của năm mới. Món ăn này tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy trong năm. Cá cần để nguyên con, đầu cá hướng về phía người lớn tuổi nhất, người ngồi ở đầu và đuôi con cá sẽ cùng nhau uống một ly rượu để mang lại những điều may mắn…
Bánh Tổ (Bánh Cao Niên)

Đây là loại bánh quan trọng không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác. Bánh Tổ được làm từ gạo nếp và đường thắng với độ dẻo nhất định và là biểu tượng cho sự thăng tiến tiền bạc, địa vị, công việc.
Lợn sữa quay
Người Trung Hoa thường đặt một con lợn sữa quay trên bàn thờ gia tiên để cầu mong một năm mới ấm no, hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tốt lành, thịt lợn sữa quay còn thơm ngon, hấp dẫn và được mọi người yêu thích.
Cơm Bát Bảo
Cũng là cơm nấu theo cách thông thường tuy nhiên, người Trung Quốc sẽ trang trí độc đáo hơn với siro tạo độ bóng, các loại hạt, trái cây khô… Cơm Bát Bảo là món ăn ngày Tết Trung Quốc tượng trưng cho giàu có, tiền bạc.
Mì Trường Thọ
Đúng như tên gọi, mì Trường Thọ mang ý nghĩa tuổi thọ tăng cao, sức khỏe nên được dùng trong dịp Tết, mừng thọ. Điều đặc biệt là sợi mì rất dài, thậm chí nhiều bát mì chỉ bằng 1 sợi mì duy nhất.
Món ăn ngày Tết Hàn Quốc
Xứ sở kim chi ngoài món kim chi thì họ ăn tết Cổ truyền với một số món hấp dẫn như:

Miến trộn – Japchae
Nguyên liệu chính của món ăn là miến cùng các loại rau củ, thịt xào với dầu mè. Miến trộn có thể ăn nóng hoặc ăn nguội và dùng như một loại thức ăn để ăn kèm cơm. Japchae là một trong những món ăn truyền thống xuất hiện trong các mâm cơm ngày Tết của người Hàn.
Súp bánh gạo (Tteokguk)
Không phổ biến bằng Tokbokki nhưng Tteokguk vẫn là món ăn ngày Tết Hàn Quốc quen thuộc được người dân xứ kim chi yêu thích những ngày đầu năm mới. Nguyên liệu của món là bánh gạo màu trắng – đại diện cho tiền bạc, của cải.
Thịt bò BBQ (Bulgogi)
Ẩm thực Hàn rất đa dạng từ những hầm kimchi, kimbap, nồi lẩu nghi ngút khói, sườn hầm thì thịt bò BBQ đã trở thành nét văn hóa ẩm thực nổi bật. Thịt bò BBQ được chế biến từ thịt lưng của bò xắt lát mỏng ướp cùng các gia vị đặc trưng nướng trên chảo gang hoặc vỉ nướng. Bulgogi được yêu thích bởi người Hàn Quốc cũng như mọi du khách và ngày càng được phổ biến tại nhiều quốc gia.
Bánh trà mè đen – trắng – nâu (Dasik)

Món bánh được nhào trộn kỹ càng và đóng khuôn, in hoa văn vừa độc đáo và hấp dẫn. Tùy vào nguyên liệu của món bánh mà dasik sẽ có những màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, đen, lục, nâu.
Sườn hầm (sườn om – Galbijjim)
Một món ăn ngày Tết Hàn Quốc nữa đó là Galbijjim khi nó được phục vụ trong các ngày Tết âm lịch hoặc lễ hội thu hoạch, sinh nhật, tiệc cưới… Galbijjim được hầm rất mềm quyện cùng các hương vị hấp dẫn khác từ nước sốt, hạt dẻ,…
Cơm thuốc (Yaksik)
Yaksik là món ăn không thể thiếu trong ngày đầu tiên của năm mới tại Hàn Quốc. Món ăn này được làm từ gạo nếp cùng mật ong, nước tương, táo tàu và một số loại hạt khác như lạc, dẻ, thông, nho khô, óc chó,… Yaksik là món ăn cầu kỳ, mất khá nhiều công sức vì phải canh nhiệt độ lửa và thời gian. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn sử dụng Yaksik như một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.
Trà Hồng Quế (Sujeonggwa)
Loại trà tráng miệng này được sử dụng trong ngày đầu Xuân năm mới với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ngày nay, ngoài dịp Tết, người ta vẫn sử dụng Sujeonggwa trong các nhà hàng vì tác dụng hỗ trợ tiêu hóa của nó.

Nước gạo ngọt (Sikhye)
Đây là loại đồ uống truyền thống của người Hàn Quốc từ bột lúa mạch và gạo trải qua một quá trình chế biến mất khá nhiều thời gian. Sikhye có hương vị ngọt ngào, độc đáo lại giàu các enzyme nên rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Kết luận
Những món ăn ngày Tết Việt Nam cũng như một số nước bạn đều rất hấp dẫn và đáng để thử. Các bạn có thể tham khảo các công thức để thử chế biến các món ăn để thực đơn ngày Tết Nguyên Đán sắp tới đa dạng, hấp dẫn hơn nhé!