Có thể bạn không biết, lá bạc hà chính là loại thảo dược chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người. Vậy tác dụng của lá bạc hà là gì? Dưới đây sẽ là nội dung tổng hợp để giải đáp vấn đề này.
Cây bạc hà là cây gì? Đặc điểm của cây lá bạc hà
Cây bạc hà có tên khoa học Mentha arvensis L, thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae). Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm và dễ trồng. Theo đó, bạn chỉ cần cắt một nhánh cây nhỏ rồi cho vào ly hoặc lọ nước để ngâm trong khoảng 10 ngày là cây đã có thể tự mọc rễ và phát triển. Các đặc điểm chung của cây lá bạc hà như sau:

- Thân cây hình vuông màu xanh hoặc màu tím, có mầm lá mọc bò lan, cao đến 10-60cm ( đôi khi đạt đến 100cm). Toàn thân cây bạc hà có một hương vị cay cay mang đến cảm giác dễ chịu.
- Lá cây bạc hà có cưa mọc đối xứng, dài khoảng 2–6,5 cm và rộng khoảng 1-2cm; hoa nhiều màu gồm màu trắng, hồng hoặc tím hồng; mọc thành từng cụm và mỗi hoa dài khoảng 3-4mm.
- Quả cây bạc hà thuộc loại quả bế có 4 hạt, tất cả các bộ phận của cây trên mặt đất đều có lông.
Hàm lượng dinh dưỡng của lá bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa hàm lượng nhỏ các dưỡng chất và khoáng chất như Kali, Magie, Canxi, Phốt pho, vitamin C, A và sắt. Lá bạc hà có hàm lượng calo thấp, với khoảng 25g lá bạc hà tươi chỉ chứa 4 calo.
Lá tươi cũng chứa hàm lượng protein và chất béo không đáng kể. Ngoài ra, loại lá này cũng chỉ chứa một ít carbohydrate. Theo nghiên cứu, một khẩu phần 25g lá bạc hà sẽ chỉ chứa 1g carbohydrate (bao gồm cả 0.5g chất xơ).
Những tác dụng của lá bạc hà
Không phải tự nhiên mà lá bạc hà được biết đến với cái tên thảo dược. Tất cả là do các tác dụng tuyệt vời mà loại lá này mang lại cho con người. Cụ thể như sau:
1. Giảm cân, làm đẹp
Đã từ lâu, lá bạc hà đã trở thành một trong các nguyên liệu hỗ trợ giảm cân và làm đẹp được chị em phụ nữ tin dung. Theo đó, nhờ có khả năng hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa và hoạt động trao đổi chất giúp quá trình giảm cân dễ dàng hơn.

Ngoài ra, lá bạc hà tươi đem giã nát đắp lên những vùng da bị mụn hoặc sẹo sẽ giúp chúng nhanh chóng biến mất và trả lại làn da sáng và đẹp. Bạn có thể trộn hỗn hợp lá bạc hà tươi xay nhuyễn với mật ong bôi lên da nhằm làm sạch và se khít lỗ chân lông.
2. Chống viêm hiệu quả
Trong lá bạc hà có chứa chống oxy hóa và chất chống viêm gọi là axit rosmarinic. Đây là loại axit được nghiên cứu về hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng do bệnh dị ứng theo mùa hoặc vết cắn của côn trùng.
Theo đó, giã nát lá bạc hà tươi rồi đắp lên vùng da bị dị ứng hoặc côn trùng cắn sẽ giúp làm dịu và mát vùng da đó nhanh chóng.
3. Bảo vệ răng, giảm hôi miệng
Lá bạc hà là một chất chống vi sinh vật tự nhiên, có tác dụng làm giảm hôi miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát. Bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà tươi để sát khuẩn khoang miệng hoặc súc miệng từ trà lá bạc hà khô sau khi ăn hoặc khi cảm thấy hơi thở có mùi.

4. Giảm chứng khó tiêu, đầy hơi
Bạc hà là loại thảo mộc có tính nhẹ được sử dụng để chữa trị các chứng khó tiêu, đầy hơi và xoa dịu các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS). Lá bạc hà giúp tăng tiết dịch tiết ra ở túi mật để mật lưu thông tốt hơn. Khi đó, tốc độ tiêu hóa sẽ tăng cường giúp duy trì lượng cholesterol ở mức ổn định.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dầu bạc hà mang lại hiệu quả trong điều trị các triệu chứng đau và khó chịu ở bụng do hội chứng ruột kích thích gây ra. Trong 1 thử nghiệm lâm sàng cho 75 bệnh nhân mắc hội chứng IBS, họ được uống viên nang dầu bạc hà (dạng tan trong ruột) 2 lần mỗi ngày và duy trì trong 4 tuần. Kết quả cho thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể và giảm bớt tối thiểu 50% tổng thể các triệu chứng của bệnh IBS.
5. Tăng cường hệ miễn dịch, trị ho, làm sạch đường hô hấp
Chất Menthol trong lá bạc hà là một chất làm loãng máu có tác dụng làm tan đờm, niêm dịch giúp cho mũi miệng thông thoáng hơn. Nó cũng có hiệu quả làm dịu và giảm bớt viêm họng, đặc biệt khi kết hợp lá bạc hà với trà.

Nhờ chứa nhiều hợp chất chống viêm rosmarinic acid nên bạn chỉ cần lấy 1 vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc là lá bạc hà tươi pha với nước sôi để xông hơi trực tiếp sẽ làm sạch xoang mũi bị tắc, chống nhiễm trùng tốt, điều trị hen suyễn và các chứng dị ứng do nhiễm trùng nấm.
Mặt khác, các chất trong lá bạc hà như canxi, vitamin B, kali còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Khi bị nhức đầu, ho, cảm lạnh thì bạn chỉ cần làm lấy 6g lá bạc hà cùng 6g kinh giới, 6g hành hoa, 5g phong phong và 4g bạch chỉ hãm với nước sôi trong khoảng 20 phút. Uống nước khi còn nóng rồi đắp chăn nằm nghỉ ngơi sẽ đỡ mệt hơn rất nhiều.
6. Chữa trầm cảm, làm giảm stress

Một số hoạt chất đặc biệt có trong lá bạc hà có khả năng giúp cho tâm trạng của chúng ta được ổn định. Nó sẽ kích thích giác quan khiến bạn trở nên năng động hơn. Vì vậy, uống một ly trà bạc hà vào ban đêm giúp bạn dễ ngủ, giảm stress sau một ngày dài căng thẳng.
7. Chống say tàu xe
Để chống say khi đi tàu xe, máy bay bạn có thể sử dụng một ly trà bạc hà nóng để trị buồn nôn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho 3-4 tinh dầu bạc hà vào chiếc khăn tay để hít hà sẽ giúp tâm trạng được thoải mái và ít nôn hơn.
Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng lá bạc hà
Không thể phủ nhận các tác dụng tích cực của lá bạc hà với sức khỏe con người. Tuy nhiên, để tận dụng lá bạc hà một cách tối ưu nhất thì người sử dụng cần lưu ý một số khuyến cáo an toàn sau đây:

- Không lạm dụng lá bạc hà, mỗi lần chỉ nên tiêu thụ tối đa 100g lá bạc hà và dùng từ 2-3 lần/tuần là hợp lý nhất.
- Rửa sạch lá bạc hà tươi để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
- Hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ, không được thoa dầu bạc hà lên mặt trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vì nó có thể dẫn đến co giật, khó thở và kích ứng da.
- Tránh dùng lá bạc hà khi đang uống các loại thuốc đặc trị, hỏi ý kiến bác sĩ để xác định thành phần trong thuốc không có phản ứng nào với lá bạc hà.
Như vậy có thể thấy được tác dụng của lá bạc hà đối với sức khỏe con người là vô cùng to lớn. Cũng giống như các loại dược phẩm khác, tác dụng của lá bạc hà khô và tác dụng của lá bạc hà tươi sẽ phát huy tối đa nếu người dùng sử dụng đúng cách. Do đó, trước khi sử dụng thì bạn cần tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!Không phải tự nhiên mà lá bạc hà được biết đến với cái tên thảo dược. Tất cả là do các tác dụng tuyệt vời mà loại lá này mang lại cho con người.