Đạo đức giả là gì? Biểu hiện của người đạo đức giả

Đạo đức giả là gì? Biểu hiện của người đạo đức giả
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Một trong những kiểu người mà ai cũng muốn tránh xa, không muốn liên quan dây dưa tới đó chính là đạo đức giả. Vậy đạo đức giả là gì? Tại sao mọi người lại ghét kiểu người này và như thế nào được coi là đạo đức giả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu thêm về kiểu người này trong xã hội nhé!

Đạo đức giả là gì? 

Đạo đức giả được hiểu là sự xuất hiện một cách giả tạo của những đức tính tốt, lòng tốt để che giấu đi bản chất xấu xa của mình. Trên thực tế, nền tảng của khái niệm đạo đức giả chính là che giấu sự thật hoặc giả bộ có những phẩm chất mà bản chất mình không có. Đó là, những kẻ thể hiện cảm xúc mà họ không thực sự cảm nhận được, nhận thức của họ về tình huống khác với nhận thức mà họ tìm cách thể hiện ra bên ngoài. Điều đó có nghĩa là các hành vi của một người đi ngược lại các giá trị và thái độ của anh ta có.

Đạo đức giả là gì?
Đạo đức giả là gì?

Theo tâm lý học đạo đức giả là một người đeo mặt nạ để che giấu đi thế giới quan thực của mình. Những người đạo đức giả không phản bội lại các nguyên tắc, nhận thức, cảm nhận của họ nhưng lại cố gắng tạo ra mặt nạ che đi. Những hành động này được cho là xuất phát từ lòng tự trọng thấp, dựa trên nỗi sợ bị từ chối và sợ không được xã hội chấp nhận, bị lên án, chỉ trích

=> Như vậy chúng ta có thể thấy đạo đức giả chính là đeo lên một chiếc mặt nạ, trở thành một người không giống con người thật của họ để đánh lừa mọi người xung quanh nhằm thu về lợi ích cho mình. 

Những đặc điểm của người đạo đức giả

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về kiểu người đạo đức giả trong phần này của bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ về những đặc điểm của người đạo đức giả. Cùng theo dõi để có thể nhận điện được kiểu người này một cách nhanh chóng trong xã hội nhé!

Thể hiện sự tốt đẹp chỉ vì danh lợi

Những người đạo đức giả trong xã hội luôn tạo cho mình vẻ ngoài tử tế, tốt bụng và che đi bản chất thật của mình để mưu tính lợi ích cá nhân. Kiểu người này thường chỉ nghĩ cho bản thân mình, rất ít khi nghĩ cho người khác. Họ rất coi trọng danh lợi và thể diện bên ngoài. Do đó những việc họ làm tốt thực chất chỉ là để lấy thanh danh, kiếm lợi cho mình chứ không phải thực chất muốn giúp đỡ người đang gặp khó khăn.

Biểu hiện của người đạo đức giả
Biểu hiện của người đạo đức giả

Người đạo đức giả sẽ diễn xuất ra cho mọi người thấy rằng họ có đạo đức, có tấm lòng nhân hậu, cao thượng để mong nhận được sự tôn trọng cũng như ngưỡng mộ từ mọi người. Vì vậy, khi thực hiện bất kỳ sự giúp đỡ nào họ đều phô trương, cố gắng để thể hiện cho cả thế giới biết về hành động tốt đẹp của mình. 

Người tử tế thật sự họ sẽ rất bình dị, chân thành. Họ đối xử tốt với người khác trong lặng lẽ, không khoa trương, bởi đối với họ giúp người chỉ đơn giản là vì muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Những người tử tế thật sự không vì bất cứ lợi lộc gì mà làm việc tử tế. 

Bên ngoài tử tế bên trong xấu xa

Bên ngoài tử tế nhưng bên trong lại xấu xa là đặc điểm rõ thấy nhất của những kẻ đạo đức giả. Đây cũng là điểm khiến cho những kẻ đạo đức giả trở nên nguy hiểm. Những người bên ngoài tử tế nhưng bên trong xấu xa sẽ che đậy rất tốt bởi họ có hẳn một “sách lược” trong việc gây dựng hình tượng cho bản thân.

Người đạo đức giả là người bên ngoài tử tế bên trong xấu xa
Người đạo đức giả là người bên ngoài tử tế bên trong xấu xaNgười đạo đức giả là người bên ngoài tử tế bên trong xấu xa

Trước mặt mọi người, họ sẽ thể hiện mình là người vô cùng nhân nghĩa, luôn đề cao lẽ phải, thấy chuyện bất bình chẳng tha khiến cho nhiều người lầm tưởng và ngưỡng mộ. Nhưng thực tế những suy nghĩ bên trọng họ lại vô cùng âm hiểm, xấu xa. Có những mưu mô độc ác để thỏa mãn lòng tham không đáy, kiêu ngạo của mình. Trong lòng chứa đầy đố kỵ, ghen ghét, hận thù,… Người xưa có câu rất hay để chỉ người đạo đức giả đó là “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” hay “khẩu phật tâm xà”. Do đó đối với người đạo đức giả các bạn cần phải phòng bị để không bị lợi dụng cũng như không bị đâm sau lưng.

Quan tâm đến đánh giá của người khác về mình

Thông thường những kẻ đạo đức giả luôn thu hút sự chú ý của người khác bằng cách thể hiện mình tốt bụng, thông minh, ưu tú để trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Kiểu người ngày cực kỳ thích được người khác khen ngợi do đó khi đạt được thành quả nào đó họ có xu hướng muốn cho cả thế giới biết. 

Người đạo đức giả là gì?
Người đạo đức giả là gì?

Có thể thấy kiểu người này rất để ý đến đánh giá và nhận xét của người khác về mình do đó càng cố vẽ ra cho mình một diện mạo hoàn hảo cả về bề ngoài lẫn đạo đức. Sự tự tin của họ được xây dựng trên nền tảng những lời khen ngợi, đánh giá tốt của người khác. Cũng chính vì điều này mà họ vô tình khiến họ đánh mất đi giá trị thật của bản thân luôn sống trong vỏ bọc hoàn mỹ.

Nói thì hay nhưng làm dở

Những kẻ đạo đức giả thường chỉ biết ba hoa, nói mọi thứ rất khoa trương nhưng khi bắt tay vào việc thì lại làm qua loa, hời hợt. Họ có thể đưa ra những nguyên tắc rất chí lý, kỹ càng nhưng cũng chính họ lại là người dễ vi phạm những điều đó.

Người đạo đức giả nói thì hay nhưng làm thì dở tệ
Người đạo đức giả nói thì hay nhưng làm thì dở tệ

Một biểu hiện khác của những kẻ đạo đức giả này đó là hay hứa hẹn để thể hiện bản thân có thể làm được tạo dựng lòng tin cho người khác. Nhưng thực tế việc lại ít khi họ thực hiện những điều mà họ đã hứa hẹn trước đó. Kiểu người này luôn tìm ra được cho mình những lý do vô cùng hợp lý để bao biện cho việc họ không thể thực hiện điều đã hứa. Thường thì họ sẽ đổ cho hoàn cảnh khiến họ thể thực hiện điều đó, đồng thời thể hiện việc không làm được điều mình hứa hẹn khiến họ rất đau khổ và dằn vặt.

Coi thường người yếu thế

Những kẻ đạo đức giả thường rất coi trọng thể diện của mình, họ luôn muốn bản thân trở nên cao quý hơn, sang hơn. Vì thế, mà họ có xu hướng thích kết giao với những người giàu, có địa vị, quyền lực trong xã hội và cực kỳ coi thường, những người bình dân, yếu thế hơn họ. Đối với những người trên họ, họ không tiếc công sức nịnh hót, khom lưng uốn gối. Còn với những người kém hơn họ, họ có thể chà đạp một cách không thương tiếc. 

Người đạo đức giả là một diễn viên tài ba
Người đạo đức giả là một diễn viên tài ba

Những người đạo đức giả như thế chúng ta có thể thấy nhiều trong trong môi trường cơ sở. Họ thường xu nịnh cấp trên, ăn nói khéo léo thể hiện mình là người ưu tú cả về khả năng làm việc lẫn đối nhân xử thế. Còn đối với những người dưới họ thì họ thường cáu kỉnh, coi thường và bộc lộ rõ bản chất ích kỷ của mình.

Xem thêm: 

Đa sầu đa cảm là gì? Làm sao để bớt đa sầu, đa cảm lại?

Không thấu hiểu cho người khác

Những người đạo đức giả thường sẽ lấy các tiêu chuẩn đạo đức mẫu mực để giáo huấn người khác, họ luôn cho rằng như vậy là tốt cho người ta. Nhưng bản thân lại không đặt mình vào vị trí người đối diện để thấu hiểu tình cảnh của họ, để cảm thông và giúp họ cải thiện vấn đề từ gốc rễ. Họ chỉ muốn nói để thể hiện đẳng cấp, sự hiểu biết của mình. Do đó những gì người  đạo đức giả nói, nhìn thì có vẻ muốn tốt cho người khác, nhưng thực chất chỉ là bề mặt, thậm chí đôi khi không giúp được mà còn hại người. Trong xã hội, những cá nhân như vậy có xu hướng chỉ trích người khác để khẳng định mình, họ keo kiệt với những lời khen ngợi và những lời nói tử tế. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến đạo đức giả chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng thông qua bài viết các bạn đã biết được đạo đức giả là gì? Người đạo đức giả là người như thế nào? 

phuongle

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x