Khởi ngữ là gì? Tác dụng, phân loại, dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Khởi ngữ là gì? Tác dụng, phân loại, dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Khởi ngữ là thành phần phụ trong câu nhưng nó có tác dụng không hề nhỏ giúp làm nổi bật ý của câu. Vậy bạn có biết khởi ngữ là gì không? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về thành phần câu này qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.

Khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ là gì?
Khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ là kiến thức văn học được giảng dạy trong môn Ngữ Văn lớp 9. Theo định nghĩa từ Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 8 thì khởi ngữ là là thành phần câu đứng phía trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến ở trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm những quan hệ từ với, đối với,….

Khởi ngữ có tác dụng gì?

Khởi ngữ được sử dụng trong câu làm nổi bật được ý muốn thể hiện đến người nghe và tạo sự liên quan mật thiết với thành phần chính.

Nếu bạn thấy một bộ phận của câu được đặt lên đầu khác với so trật tự thông thường của câu thì nó có thể là khởi ngữ, nhằm nhấn mạnh bộ phận được đưa lên trước đó.

Ví dụ: Về việc tưới cây thì cần phải lưu ý tới lượng nước, thời gian tưới cũng như nhu cầu nước của loại cây đó.

Khởi ngữ ở trong cây này chính là “về việc”. Nó đứng đầu câu và có chức năng giúp làm nổi bật ý chính được nêu trong câu.

Trong trường hợp khác, khởi ngữ còn có tác dụng nêu chủ đề của sự việc, hiện tượng hay bắt đầu một câu chuyện một cách hấp dẫn.

Ví dụ: Chiếc nhẫn này, tôi đã được tặng khi anh ấy cầu hôn.

Khởi ngữ ở đây là chiếc nhẫn này. Nó đã nêu bật chủ đề.

Khởi ngữ xuất hiện phổ biến trong văn viết
Khởi ngữ xuất hiện phổ biến trong văn viết

Như vậy, khởi ngữ mang nhiều ý nghĩa cho nên bạn cần hiểu rõ để có thể vận dụng đúng trong mỗi trường hợp cụ thể. Tiếng Việt rất chú trọng tới yếu tố câu trôi chảy, uyển chuyển trong cách diễn đạt, sắp xếp từ ngữ đúng vị trí. Thay vì nói trực tiếp vào vấn đề thì ta sẽ dùng những lời lẽ tinh tế để dẫn dắt người nghe, người đọc tới chủ đề chính. Khởi ngữ được ra đời với mục đích, ý nghĩa như vậy.

Phân loại khởi ngữ

Khởi ngữ là thành phần câu,  làm nên tính mạch lạc và rõ ý của câu. Khởi ngữ hiện được chia thành 2 loại.

Khởi ngữ không đảm nhận chức năng cú pháp cụ thể

Trường hợp khởi ngữ không xác định đảm nhiệm một chức năng cụ thể nào thì khởi ngữ có tác dụng chủ yếu là để nêu chủ đề của sự việc còn ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.

Khởi ngữ đảm nhận chức năng cú pháp cụ thể trong câu đi sau

Trường hợp mà khởi ngữ xác định là đảm nhiệm chức năng cú pháp cụ thể nào đó trong câu đi sau thì khởi ngữ sẽ có tác dụng chủ yếu là  nhân mạnh, còn ý nghĩa nêu bật chủ đề sự tình là phụ.

Khởi ngữ khi đảm nhiệm chức năng ngữ pháp trong câu nhấn mạnh bộ phận nào đó của câu đi sau để thể hiện ý nghĩa sâu xa. Có nghĩa là khi đó khởi ngữ sẽ giữ chức năng cú pháp tương ứng như là chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ.

Bài tập tìm khởi ngữ rất phổ biến
Bài tập tìm khởi ngữ rất phổ biến

Những dấu hiệu giúp nhận biết khởi ngữ

Khởi ngữ thường có một số dấu hiệu nhận biết riêng. Dựa vào điều này mà bạn có thể dễ dàng xác định khởi ngữ trong câu. Cụ thể, khởi ngữ trong câu có những dấu hiệu cơ bản như sau:

  • Trước khởi ngữ thường có thể thêm một số quan hệ từ. Đặc trưng nhất là là: về, với, còn, đối với,…
  • Phía sau của khởi ngữ thường được kết hợp với trợ từ “thì”.

Ví dụ về khởi ngữ:

  • Về những chuyện mà cậu đã làm, tớ biết tất cả rồi.

“Về những chuyện mà cậu đã làm” là khởi ngữ. Tớ là chủ ngữ.

  • Về việc đi chơi, tớ không đi được.

“Về việc đi chơi” là khởi ngữ. Tớ là chủ ngữ.

  • Đối với một bài hát hay, tôi chỉ cần nghe đôi ba lần là đã nhớ.

“Đối với một bài hát hay” là khởi ngữ. Tôi là chủ ngữ.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về khởi ngữ là gì. Đây là một thành phần phụ trong câu nhưng lại có vai trò quan trong giúp việc diễn đạt trong câu thêm uyển chuyển, nhấn mạnh ý nghĩa câu. Hy vọng những chia sẻ trên có thể hữu ích cho quý độc giả.

lieu88

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x