NASA là gì? Các cách thức để trở thành tập sinh NASA

NASA là gì? Các cách thức để trở thành tập sinh NASA
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

NASA chính là tên gọi của tổ chức nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới. Vậy NASA là gì? Mục tiêu hoạt động của NASA, thành tựu và các con đường để trở thành thực tập sinh NASA như thế nào? Mời bạn đọc khám phá câu trả lời của các vấn đề này trong nội dung bài viết hôm nay. 

NASA là gì? 

NASA hay Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia, là một cơ quan độc lập của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ chịu các trách nhiệm về chương trình không gian dân dụng, nghiên cứu Hàng không và Vũ trụ. NASA chính là tên viết tắt của National Aeronautics and Space Administration. Tổ chức này được thành lập vào năm 1958 và kế nhiệm Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Hàng không Vũ trụ (NACA). 

Nasa là gì
NASA là gì?

Khoa học NASA tập trung vào việc hiểu rõ hơn về Trái đất thông qua Hệ thống quan sát Trái đất; nâng cao vật lý học thông qua sự nỗ lực của Chương trình nghiên cứu về vật lý trực thăng; khám phá các thiên thể trên khắp Hệ mặt trời bằng tàu vũ trụ robot tiên tiến; nghiên cứu các chủ thể vật lý thiên văn,…

Sứ mệnh hoạt động của NASA là: “Đạt đến tầm cao mới, khám phá những điều chưa biết để những gì chúng ta làm và học mang lại lợi ích cho nhân loại”. 

Thành tựu nổi bật của NASA

Tính đến nay, các thành tựu của NASA đối với toàn nhân loại là không thể kể hết. Dẫu vậy, dưới đây là 10 thành tựu nổi bật nhất của NASA mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc: 

Thành tựu của Nasa
Tàu con thoi đưa phi hành gia lên quỹ đạo tầm thấp
  • Năm 1972, NASA khởi động Chương trình tàu con thoi và trong thời gian từ 1981 – 2011 đã đưa hơn 300 phi hành gia lên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất. 
  • NASA thực hiện phóng tàu vũ trụ Apollo 11 thành công với sứ mệnh đổ bộ lên Mặt trăng vào ngày 20/07/1969.
  • Năm 1997, sự phối hợp của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), NASA và Cơ quan Vũ trụ Italy (ASI) đã phóng tàu vũ trụ Cassini nghiên cứu về sao Thổ – một hành tinh khổng lồ trong hệ Mặt trời. 
Tàu tham quan Juno của Nasa lên soa mộc
Tàu thăm dò Juno của NASA lên sao Mộc
  • Ngày 5/8/2011, tàu thăm dò Juno trị giá 1 tỷ USD của NASA di chuyển quãng đường 2,8 tỷ km từ bệ phóng Trạm không quân Mũi Canaveral, Mỹ đến sao Mộc ngày 4/7/2016.
  • Tháng 7/2015, tàu vũ trụ New Horizons (NASA) di chuyển quãng đường 4,8 tỷ km tới sao Diêm Vương với nhiệm vụ chính là vẽ bản đồ bề mặt sao Diêm Vương và mặt trăng Charon cũng như tìm hiểu khí quyển, nhiệt độ của chúng.
Hình ảnh kính viễn vọng không gian Hubble
Hình ảnh kính viễn vọng không gian Hubble
  • Dự án hợp tác giữa NASA, ESA và Viện Khoa học Kính viễn vọng không gian, Mỹ cho ra đời kính viễn vọng không gian Hubble. Hubble hoạt động từ năm 1990 ở độ cao cách Trái đất khoảng 610km, có thể quan sát một vật thể ở khoảng cách 12 tỷ năm ánh sáng. 
  • Năm 1977, NASA phóng thành công 2 vũ trụ Voyager 1 và 2 nhằm khảo sát sao Mộc, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Đến năm 2012, tàu Voyager 1 trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên bay khỏi hệ Mặt trời và tiến vào không gian liên thiên hà. 
Kính thiên văn Kepler
Kính thiên văn Kepler được đưa vào không gian
  • Tháng 3/2009, NASA phóng thành công tàu vũ trụ để đưa Kính thiên văn Kepler vào không gian nhằm tìm kiếm các hành tinh có khả năng chứa sự sống ngoài hệ Mặt trời. Tính đến nay, tàu vũ trụ Kepler đã phát hiện ra 2.330 hành tinh với kích thước tương đương với Trái đất và ở khoảng cách phù hợp với ngôi sao mẹ cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt. 
  • Tháng 8/2012, NASA đã hạ cánh thành công robot thám hiểm tự hành Curiosity trên bề mặt sao Hỏa để bắt đầu thực hiện việc tìm kiếm dấu vết sự sống trên hành tinh đỏ. 
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)
  • Sự ra đời của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là sự hợp tác của 5 cơ quan không gian gồm NASA, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), ESA, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga và Cơ quan Không gian Canada (CSA). Tính cho đến hiện nay, ISS là nơi tiến hành hơn 1.500 nghiên cứu khoa học trong điều kiện vi trọng lực.

Bật mí các con đường để trở thành thực tập sinh NASA

Hiện nay, có rất nhiều con đường và cơ hội để trở thành thực tập sinh NASA. Do công việc tại NASA thú vị, sáng tạo và quan trọng nên nó cũng mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi ứng viên phải thỏa mãn rất nhiều tiêu chí. Bạn ước mơ trở thành thực tập sinh NASA, có cơ hội làm việc tại tổ chức nghiên cứu hàng đầu trên thế giới hãy tham khảo ngay các chương trình dưới đây:

1. Chương trình Tuyển dụng thực tập sinh tại NASA (Pathways Intern Employment Program/IEP)

Chương trình này dành cho sinh viên đang học đại học hoặc người đã tiếp nhận vào chương trình đào tạo cung cấp 3 cách khác nhau để ứng viên bắt đầu làm việc. Cụ thể: 

 Thực tập sinh người Việt đầu tiên ở NASA
Trương Ngọc – Thực tập sinh người Việt đầu tiên ở NASA
  • Chương trình Tuyển dụng đối với sinh viên mới tốt nghiệp (Pathways Recent Graduates Program/RGP).
  • Chương trình Người Cộng sự của Tổng thống dành cho những người mới hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học. Người được tuyển sẽ được tham gia vào chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo chuyên sâu nhằm tiến nhanh vào các vị trí hay chức vụ quan trọng của chính quyền.
  • Chương trình Ứng viên Phi hành gia dành cho những người thích trở thành phi hành gia, có khả năng đáp ứng được các bài kiểm tra thể chất về khả năng thực hiện chuyến bay dài ngày. Đồng thời, bạn cũng cần phải có bằng cử nhân của một cơ sở giáo dục được chứng nhận thuộc một hoặc nhiều lĩnh vực toán học, kỹ thuật, khoa học sinh học, khoa học vật lý. 

2. Ứng tuyển vào cơ quan NASA thông qua USAJOBS

  • Có thể ứng tuyển vào NASA dù không tham gia vào các chương trình Pathways.
  • Sau khi truy cập website của USAJOBS thì bạn sử dụng chức năng tìm kiếm trên USAJOBS để lọc kết quả nhằm tìm ra vị trí phù hợp tại NASA. Lưu ý, chỉ ứng tuyển vào các công việc được quảng cáo. 
Ứng tuyển vào cơ quan Nasa thông qua USAJOBS
Trang web chính thức USAJOBS
  • Soạn thảo lý lịch nộp qua USAJOBS với các chú ý: Định dạng bản lý lịch đơn giản, tránh sao chép và dán bản lý lịch, tránh kéo dài bản lý lịch, cung cấp đầy đủ các thông tin về kinh nghiệm làm việc, chuẩn bị các thông tin bổ sung nếu bạn từng là nhân viên liên bang, cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình được đào tạo, viết ngắn gọn và liệt kê đầy đủ các thành tựu.

Hé lộ 7 bí ẩn thú vị về tổ chức NASA

Có một thực tế là để đưa ra câu trả lời chính xác nhất về cơ cấu và cách thức hoạt động của NASA thì thực sự rất khó do đây là cơ quan mang tính chất bí ẩn nhất trên thế giới. Một vài điều thú vị về tổ chức này sẽ khiến bạn phải vô cùng ngạc nhiên đó là:

1. Vấn đề bảo hiểm cho các phi hành gia

NASA không đăng ký bảo hiểm nhân thọ cho các phi hành gia trên con tàu Apollo do vướng phải các quy định của Chính phủ. 

Theo đó, tạp chí Life đã đồng ý việc chi trả 100.000 USD cho mỗi phi hành gia trên tàu Apollo để đổi lấy quyền đăng tải câu chuyện cá nhân của họ. Hợp đồng này sẽ được kéo dài cho đến sứ mệnh tàu Apollo 11.

2.  “Bài hát” của Trái Đất

Vào năm 2012, NASA đã cho phát hành bản ghi âm bài hát về Trái đất với âm thanh là loại sóng vô tuyến. Bài hát này đã được một tàu vũ trụ của NASA phát hiện khi nó bay qua vành đai bức xạ Van Allen của Trái Đất.

3. Neil Armstrong liệu có đi “cửa sau”?

Neil Armstrong chính là người đầu tiên trên Trái đất và là phi hành gia đầu tiên của nước Mỹ đặt chân lên Mặt trăng vào ngày 20/7/1969. 

Neil Armstrong cà việc đi của sau
Neil Armstrong và sự việc “đi cửa sau”

Nhiều người cho rằng, Neil Armstrong đã nộp đơn xin làm phi hành gia chậm 2 tuần và được 1 người bạn làm ở NASA giúp đỡ bằng cách nhét đơn của ông vào chồng đơn đang được xem xét. Đến thời điểm hiện tại, NASA vẫn chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào về sự việc này. 

4. Thực tế chủ nhân của súng bắn nước Super Soaker

Súng bắn nước siêu mạnh Super Soaker nằm trong top 20 món đồ chơi bán chạy nhất trên thế giới được phát minh bởi Lonnie Johnson. Theo đó, ông từng là nhà khoa học tại NASA và có công lao to lớn trong việc phát triển máy bay ném bom tàng hình của lực lượng không quân Mỹ. 

5. Nơi lắp ráp tên lửa khổng lồ của NASA 

Theo như tìm hiểu, tên lửa của Mỹ được đặt trong Tòa nhà lắp ráp phương tiện (VAB). Đây là tòa nhà 1 tầng lớn nhất trên thế giới với diện tích lên đến 32.374 m2; thể tích 3,66 triệu mét khối và chiều cao 160m.

Toà nhà lắp ráp tên lửa Nasa
Tòa nhà lắp ráp phương tiện – Nơi lắp ráp tên lửa NASA

Tòa nhà lắp ráp phương tiện được xây dựng vào năm 1966 với 4 cửa ra vào cao 139m và có thời tiết khác nhau. Vào những ngày ẩm ướt sẽ có những đám mây mưa hình thành bên dưới trần nhà khiến người ta phải lắp 10.000 tấn thiết bị điều hòa không khí, gồm 125 quạt thông gió trên mái nhà để kiểm soát độ ẩm.

6. Phần thưởng khủng dành cho phi hành gia

Vào những năm 1960, mỗi năm phi hành gia của NASA sẽ được tặng 2 chiếc xe hơi mới. Đây được cho là ý tưởng của Jim Rathmann – Người sở hữu đại lý bán xe hơi Chevrolet và Cadillac tại Florida, Mỹ.

Theo như tiết lộ, Neil Armstrong được tặng chiếc xe Chevy Corvette cho các nỗ lực và đóng góp của ông vào công cuộc khai phá không gian. 

7. Tấm điêu khắc để lại trên Mặt trăng

Vào năm 1971, các phi hành trên con tàu Apollo 15 đã bí mật để lại một bức điêu khắc nghệ thuật trên Mặt trăng nhằm tưởng niệm tất cả các phi hành gia và nhà vũ trụ đã qua đời trong những chuyến thám hiểm không gian. 

Tấm điêu khắc được để lại trên mặt trăng
Tấm điêu khắc được các phi hành để lại trên Mặt trăng

Sự việc này quản lý cấp cao của nhiệm vụ Apollo 15 không hề hay biết cho đến khi nó nằm lại trên Mặt trăng. 

Nội dung bài viết ngày hôm nay, chúng tôi đã chia sẻ thành công đến bạn thông tin NASA là gì và các điều thú vị về tổ chức này. Mời bạn đọc tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích của chúng tôi mỗi ngày qua website hutbuicongnghiep.com nhé!

phuongle

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x