Bụi mịn có tác động nguy hiểm tới sức khỏe của con người đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Câu hỏi đặt ra ở đây là bụi mịn nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi? Cách phòng tránh ra sao trước thực trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay? Tất cả những nghi vấn trên sẽ được giải đáp ngay trong phần nội dung sau.
Bụi mịn là gì?
Đầu tiên để có thể biết được những tác động của loại bụi này đến sức khỏe như thế nào thì đầu tiên chúng ta phải biết bụi mịn là gì đã.

Bụi mịn là những hạt vật chất lơ lửng trong không khí ở dạng thể lỏng hoặc rắn thuộc nhóm vô cơ hoặc hữu cơ có kích thước siêu nhỏ dưới 10μm. Cách ký hiệu của bụi mịn là PM (viết tắt của Particulate Matter – hỗn hợp những hạt siêu nhỏ) đi kèm với đường kính hạt bụi có đơn vị đo là μm. Với kích thước đường kính hạt bụi mà bụi mịn được chia thành một số loại như sau:
– Bụi PM10: là chỉ chung những hạt bụi đường kính trong khoảng 2.5μm – 10μm.
– Bụi PM2.5: chỉ những hạt bụi có đường kính chỉ 2.5μm.
– Bụi PM1.0: là loại bụi siêu mịn có đường kính chỉ 1μm.
– Bụi nano PM0.1: đây được cho là loại bụi nhỏ nhất với đường kính dưới 0.1μm.
Bụi mịn sinh ra từ các hoạt động tự nhiên như phấn hoa, phun trào núi lửa, cháy rừng, bão cát,… Tuy nhiên phần lớn là do các hoạt động của con người như khói bụi từ các khu công nghiệp, bụi từ công trường xây dựng, đốt rác thải, khói bụi từ phương tiện giao thông, sử dụng than củi,…

Bụi mịn nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe phụ nữ mang thai và thai nhi
Mẹ bầu và thai nhi là hai đối tượng dễ bị tác động nhất bởi các yếu tố bên ngoài và bụi mịn cũng không phải là ngoại lệ. Thậm chí những hạt bụi “tí hon” này còn mang đến những tác hại vô cùng “khổng lồ” cho cả mẹ và bé. Vậy bụi mịn gây bệnh gì?
Bụi mịn là suy giảm sức khỏe mẹ trong suốt thai kỳ
Thực tế, trong suốt thai kỳ hệ miễn dịch của người mẹ sẽ bị yếu đi cho nên phụ nữ mang thai rất dễ bị mắc bệnh. Chính vì vậy nên việc tiếp cận với lượng bụi mịn PM10, PM2.5,… lớn, thường xuyên trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho mẹ dễ mắc phải những bệnh lý liên quan đến hô hấp như khí phế thũng, viêm phế quản, kích ứng khí quản gây tức ngực, khó thở,…

Những hạt bụi siêu nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường đi vào cơ thể thông qua đường hô hấp, thức ăn,… sau đó tích tụ trên bề mặt phổi. Vậy bụi mịn nguy hiểm như thế nào? Những loại bụi siêu mịn có thể đi sâu vào các túi phổi, xuyên qua thành phổi đi vào hệ thống tuần hoàn theo máu thâm nhập nhiều bộ phận vô cùng nguy hiểm.
>> Xem thêm:
- Tác hại của bụi mịn đối với cơ thể trước thực trạng ô nhiễm không khí
- [Tư vấn] Máy hút bụi gia đình nên dùng loại nào?
Bụi mịn làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ
Vốn dĩ sức khỏe của phụ nữ mang thai sẽ kém hơn người bình thường cho nên khi phải tiếp xúc với bụi mịn ở tần suất lớn, thường xuyên thì dễ gây ra tình trạng cao huyết áp ở bà bầu. Huyết áp tăng quá cao có thể dẫn tới triệu chứng tiền sản giật, suy giảm chức năng gan, thận,… vô cùng nguy hiểm.
Bụi mịn ảnh hưởng tới khả năng phát triển của thai nhi
Những bụi nano siêu mịn có thể thâm nhập vào hệ tuần hoàn, theo máu đi đến nhau thai hình tích tụ trên mạch máu, nhau thai khiến cho lượng khí oxy cung cấp cho thai nhi không đủ khiến thai chậm phát triển.

Do đó mà thai nhi phải đối mặt với nhiều nguy cơ vô cùng nguy hiểm như dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trong tử cung mẹ, nhẹ cân sau sinh, hệ miễn dịch suy yếu,… Việc tiếp xúc với bụi mịn ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ có thể khiến cho bé khi sinh ra có hệ thống hô hấp không khỏe mạnh, chức năng phổi bị ảnh hưởng, gia tăng bệnh hen suyễn,…
Nguy cơ sinh non gia tăng từ bụi mịn
Một nghiên cứu từ Đại học York (Anh) đã chỉ ra rằng, trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 18% các ca sinh non là do người mẹ có tiếp xúc với ô nhiễm không khí. Việc sinh non còn dẫn tới nguy cơ rối loạn thần kinh cùng nhiều khuyết tật bẩm sinh khác vô cùng nguy hiểm cho trẻ.

Những điều mẹ cần làm để bảo vệ chính bản thân mình và bé trước bụi mịn
Để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình và thai nhi thì mẹ bầu cần lưu ý một số điểm sau.
– Hạn chế ra đường vào thời điểm nồng độ ô nhiễm không khí cao. Có thể theo dõi thông tin về chất lượng không khí thời gian thực trên các trang web như airq.com, Cổng thông tin quan trắc môi trường thủ đô Hà Nội,…
– Khi ra đường luôn phải đeo khẩu trang.
– Tránh xa khói thuốc, khói đốt vàng mã,…
– Trồng nhiều cây xanh trong nhà, sử dụng máy lọc không khí, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ,…
– Bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhiều rau xanh, các thức ăn chứa Vitamin A, C,… để tăng cường hệ miễn dịch.
Với những thông tin trên đây hẳn bạn có thể thấy bụi mịn nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe của phụ nữ có thai và thai nhi. Hãy luôn đảm bảo sức khỏe của mình và bé bằng cách thực hiện những lưu ý trên.