NATO là gì? Khối NATO gồm những nước nào?

NATO là gì? Khối NATO gồm những nước nào?
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Khối Nato gồm những nước nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm về khối liên minh quân sự lớn nhất trên thế giới. Trong nội dung bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp một số vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức này. 

Khối Nato gồm những nước nào
Tìm hiểu khối NATO gồm những nước nào?

NATO là gì? Sự thành lập tổ chức NATO

NATO là viết tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, tên tiếng Anh là “North Atlantic Treaty Organization” (NATO) và tiếng Pháp tên là “Organisation du traité de l’Atlantique nord” – OTAN. 

Đây là một liên minh quân sự thành lập dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, được ký kết vào ngày 04/04/1949 gồm có Mỹ và một số nước châu Âu. NATO được xem là khối quân sự – chính trị lớn nhất thế giới, đứng đầu bộ tư lệnh châu Âu là Tư lệnh tối cao (tướng Mỹ) và trụ sở chính của NATO đặt tại Brussels, Bỉ.

Khối Nato là gì
NATO chính là một tổ chức chính trị – quân sự lớn nhất thế giới

NATO được thành lập để ngăn ngừa sự phát triển và những ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng sản và Liên Xô. Từ đó, nó dẫn đến việc các nước Cộng sản thành lập khối liên minh có tên Warszawa – Khối quân sự đối đầu trực tiếp với NATO. Tất cả tạo lên sự kình địch và cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh nửa cuối thế kỷ XX. Cụ thể:

  • Những năm đầu thành lập, NATO chỉ là liên minh chính trị nhưng do cuộc Chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất được thành lập. Nghi ngờ liên kết của các nước châu Âu và Mỹ yếu đi; cùng khả năng phòng thủ của NATO trước sự mở rộng của Liên Xô thì Pháp đã rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự của NATO (không rút khỏi NATO) vào năm 1966. Đến năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO.
  • Năm 1989, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ; NATO không còn đối trọng (khối Warszawa) nhưng NATO không giải tán mà tiếp tục tham gia phát triển thành khối quân sự – chính trị lớn nhất thế giới. 

Mục tiêu hoạt động của tổ chức NATO là gì?

Hiện nay, trên danh nghĩa NATO là một khối liên minh phòng thủ – tức là các nước thành viên sẽ thực hiện phòng thủ chung khi bên ngoài tấn công hoặc là bảo vệ mỗi thành viên khi bị xâm lược dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, trên thực tế thì NATO cũng tổ chức rất nhiều cuộc tấn công nhằm vào các quốc gia khác như cuộc tấn công Nam Tư (1999), Afghanistan (2001), Libya (2011), Iraq (2003),… 

Mục tiêu của khối Nato
Ông Jens Stoltenberg (Na Uy) là Tổng thư ký NATO

Cơ quan chính trị cao nhất của tổ chức NATO chính là Hội đồng Bắc Đại Tây Dương. Hội đồng này gồm 2 đại diện của tất cả các nước thành viên; có nhiệm vụ chính là tiến hành các phiên họp dưới sự chỉ chủ trì của Tổng thư ký NATO – Ông Jens Stoltenberg (Na Uy). 

Đến thời điểm hiện tại, số liệu cho thấy chi phí quân sự của NATO chiếm đến 70% chi phí quân sự toàn thế giới. Trong đó, nước Mỹ chiếm khoảng 50%; các nước Anh, Đức, Pháp và Ý gộp lại chiếm khoảng 15%; và chi phí của các thành viên còn lại dự tính khoảng 2%. 

Xem thêm:

Vendor là gì? Cách tiếp cận Vendor hiệu quả

PFP là gì? Ý nghĩa của PFP trong từng lĩnh vực

NATO gồm có bao nhiêu nước?

Hiện nay, NATO gồm 32 quốc gia và thành viên của tổ chức NATO thay đổi qua từng thời kỳ lịch sử. Chúng ta có thể tiến hành phân loại, chia thành các nhóm thành viên như sau: 

Khối Nato gồm bao nhiêu nước
NATO gồm có bao nhiêu nước?

1. Các nước sáng lập NATO 

Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ký kết chính thức vào ngày 04/04/1949 với 12 nước thành viên. Trong đó, các nước Mỹ – Pháp – Anh là 3 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là 3 nước sở hữu vũ khí hạt nhật với quyền tự quyết. Các nước sáng lập bao gồm: 

  • Anh
  • Bỉ
  • Bồ Đào Nha
  • Canada
  • Đan Mạch
  • Hà Lan
  • Mỹ
  • Iceland
  • Luxembourg
  • Na Uy
  • Pháp
  • Ý

2. Các thành viên gia nhập trong thời kỳ chiến tranh lạnh

Trong chiến tranh lạnh, các nước trở thành thành viên của NATO gồm: 

  • Hy Lạp (18/02/1952)
  • Thổ Nhĩ Kỳ (18/02/1952)
  • CHLB Đức (09/05/1955)
  • Tây Ban Nha (30/05/1982)

3. Các thành viên Đông Âu gia nhập sau chiến tranh lạnh

Sau chiến tranh lạnh, chế độ Xã hội Chủ nghĩa gồm Liên Xô và Đông Âu tan rã. Trật tự thế giới 2 cực bị phá bỏ và Mỹ là cực duy nhất lên ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực”. Do đó, với các cải cách nhất định thì khối liên minh này đã đạt được nhiều thành công dẫn đến sự gia nhập của một loạt các nước Đông Âu gồm: 

  • Ba Lan (27/05/1999)
  • Cộng hoà Séc (27/05/1999)
  • Hungary (27/05/1999)
  • Bulgaria (29/03/2004)
  • Estonia (29/03/2004)
  • Latvia (29/03/2004)
  • Litva (29/03/2004)
  • Romania (29/03/2004)
  • Slovakia (29/03/2004)
  • Slovenia (29/03/2004)
  • Croatia (01/04/2009)
  • Albania (01/04/2009)
  • Montenegro (05/06/2017)
  • Bắc Macedonia (27/03/2020)

4. Các thành viên Bắc Âu

Năm 2022, 2 thành viên của Bắc Âu cũng chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 31, 32 của NATO. Cụ thể: 

  • Phần Lan (07/2022)
  • Thụy Điển (07/2022)

Lưu ý: Ngoài các thành viên chính thức trên thì NATO còn có chương trình hành động thành viên, gọi là MAP. Hiện tại, MAP gồm 3 nước Gruzia, Ukraina và Bosnia-Herzegovina.

Như vậy, nội dung của bài viết ngày hôm nay thì chúng tôi đã giải đáp thắc mắc khối NATO gồm những nước nào cũng như thông tin quan trọng về thành viên thuộc tổ chức NATO. Bạn đọc hãy truy cập thường xuyên website hutbuicongnghiep.com của chúng tôi để cập nhật các bài viết mới nhất nhé!

phuongle

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x