Nguồn gốc và giá trị của tác phẩm Truyện Kiều

Nguồn gốc và giá trị của tác phẩm Truyện Kiều
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Truyện Kiều là một tác phẩm văn học không còn xa lạ đối với người Việt Nam. Tác phẩm được sáng tác bởi một đại thi hào của dân tộc Việt Nam là Nguyễn Du. Trong bài viết dưới đây, cùng hutbuicongnghiep.com tìm hiểu kỹ hơn về Truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du dưới đây!

Truyện Kiều - Nguyễn Du
Tác phẩm Truyện Kiều là một trong những tác phẩm nổi bật của Nguyễn Du

Tác phẩm Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu?

Đối với những bạn học sinh, có lẽ đã được đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du lớp 9 và lớp 10, nổi bật nhất có lẽ là trích đoạn Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích… Theo nhiều tư liệu, truyện Kiều ra đời vào khoảng thời gian 1814 đến 1820, thời điểm sau khi Nguyễn Du đi sứ tại Trung Quốc về. Cũng có tư liệu cho rằng ông viết tác phẩm này trước lúc đi sứ, thời điểm là vào khoảng cuối thời Lê và đầu thời Tây Sơn.

Truyện Kiều của Nguyễn Du có cốt truyện được dựa theo một tác phẩm văn xuôi khác của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện (hoặc được gọi bằng cái tên khác là Đoạn trường tân thanh). Kim Vân Kiều truyện lấy bối cảnh là từ thời vua Gia Tĩnh đời nhà Minh (giai đoạn từ 1521 đến 1567). Ngoài những nhân vật hư cấu, tác phẩm này cũng lấy một số nhân vật có thật trong lịch sử như là tổng đốc Hồ Tôn Hiến, anh hùng Từ Hải hay kỹ nữ Vương Thúy Kiều…

Truyện Kiều không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn cả trên thế giới, hiện tác phẩm này của đại thi hào Nguyễn Du đã được dịch đến 20 thứ tiếng khác nhau.

Giá trị tác phẩm Truyện Kiều
Truyện Kiều của Nguyễn Du được dịch với hơn 20 thứ tiếng khác nhau

Thông tin và giá trị về tác phẩm truyện Kiều

Một số thông tin cơ bản về Truyện Kiều có thể bạn chưa biết.

Về mặt nội dung

Vậy thì truyện Kiều thuộc thể loại gì? Đối với tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du thì thuộc thể loại truyện thơ nôm được viết theo thể lục bát. Truyện Kiều toàn tập có 3254 câu và được chia thành ba phần chính bao gồm.

  • Phần 1: Kiểu gặp gỡ Kim Trọng và đính ước

Trong phần này, Nguyễn Du dùng những câu thơ miêu tả về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều cùng Thúy Vân, cuộc sống êm đềm của gia đình họ. Và cuộc gặp gỡ nhân duyên giữa Thúy Kiều với chàng thư sinh Kim Trọng.

  • Phần 2: Biến cố và sự lưu lạc Thúy Kiều

Lúc này sau khi Kim Trọng về quê thì cũng là lúc gia đình êm đẹp của Thúy Kiều gặp biến cố. Trong phần này cha của Thúy Kiều bị vu vạ và vướng vào cảnh nợ tiền cùng tù tội, để cứu cha, Thúy Kiều đã buộc phải mình. Cô trao lại mối duyên của mình cho Thúy Vân và bị bán vào lầu xanh.

Cuộc đời của nàng trải qua rất nhiều biến cố, đầu tiên là bị Sở Khanh lừa, tiếp đến là được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh thì bị Hoạn Thư đánh ghen. Sau đó Kiều được nương nhờ cửa Phật nhưng lại không tránh khỏi việc vào lầu xanh lần nữa. May mắn được Từ Hải cứu và sống một quãng thời gian hạnh phúc thì lại bị Hồ Tôn Hiến lừa, gián tiếp gây nên cái chết cho Từ Hải.

Từ đây Kiều lại bị bán cho viên thổ quan. Đầy tự trách, đau đớn và tủi nhục, cô đã nhảy sông tự vẫn. May mắn thay, Thúy Kiều đã được sư Giác Duyên cứu và lại một lần nữa nương nhờ cửa Phật.

  • Phần 3: Gặp lại gia đình

Kim Trong sau khi từ quê lên biết về biến cố gia đình của Thúy Kiều đã rất đau đớn. Tuy đã chấp nhận mối duyên mà Thúy Kiều để cho Thúy Vân nhận, thế nhưng chàng vẫn đau đớn và nhớ không thôi mối tình đầu. Kim Trọng vẫn đi tìm Thúy Kiều và đã gặp được sư Giác Duyên. Cả gia đình Thúy Kiều sau bao nhiêu năm lưu lạc đã được đoàn tụ. Tuy vậy, Kiều không muốn tiếp tục nối duyên tình với Kim Trọng mà thay vào đó cả hai thề nguyện “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Về mặt giá trị của nội dung

Đối với tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã truyền tải những giá trị về nội dung thành công giống như tác giả Thanh Tâm Tài Nhân đã tạo ra. Đó là vẽ lên một bức tranh về một xã hội bất công với sự tham lam, lừa lọc, coi trọng quá mức giá trị của đồng tiền của con người. Đồng thời bày tỏ sự uất ức của người phụ nữ trong cuộc sống ở xã hội phong kiến, khi mà người con gái ấy thậm chí chẳng thể làm chủ cuộc sống của mình, dẫu có tài hoa đến nhường nào thì vẫn bị cuộc đời vùi dập đầy đau đớn và khổ cực.

Về cơ bản, những gì mà tác giả truyền tải thông qua Truyện Kiều có thể tóm tắt như sau:

  • Bày tỏ sự cảm thương trước những bi kịch của số phận con người.
  • Đề cao sự tài hoa, đức hạnh tốt đẹp cùng những khát vọng cơ bản của con người: khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, khát vọng được sống, khát vọng được yêu…
  • Hát về bài ca về sự tự do, thủy chung cùng giấc mơ về một xã hội công bằng của con người…
  • Vẽ lên thành công những nhân vật đặc trưng, điển hình cho những dạng người có trong cuộc sống như là: Sở Khanh (hình ảnh người đàn ông lừa lọc phụ nữ, trăng hoa và bạc tình); Hoạn Thư (vẽ lên hình ảnh người phụ nữ chua ngoa và đanh đá, có máu ghen tuông thái quá); Tú bà (hình ảnh những con người thực dụng, bất chấp tình người mà thu lợi về cho bên mình)….

Xem thêm:

Tóm tắt Chí Phèo ngắn và hay nhất

Ngôn tình là gì? Những thuật ngữ trong ngôn tình

Về mặt giá trị của nghệ thuật

Ngoài nội dung, thứ mà người đời sau đánh giá Nguyễn Du cao hơn cả chính là mặt giá trị nghệ thuật mà ngài để lại. 

  • Truyện Kiều được coi là đỉnh cao văn học với sự vận dụng linh hoạt và đầy sáng tạo giữa ngôn ngữ của dân tộc với thể thơ lục bát.
  • Nguyễn Du cũng vận dụng rất nhiều điển tích và điển cố vào trong tác phẩm.
  • Ngoài ra các ngôn ngữ đối thoại, các phân cảnh độc thoại đầy mượt mà giúp tác giả có thể bộc lộ được tính cách và diễn biến tâm lý có ở con người. Từ đó giúp cho nghệ thuật tự sự có sự phát triển vượt bậc.
  • Những câu thơ miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và hành động con người vô cùng mượt mà và ẩn chứa khả năng tả cảnh ngụ tình và tượng trưng ước lệ…xuất sắc của tác giả.
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
Tượng của đại thi hào Nguyễn Du

Thông tin về tác giả Nguyễn Du

Quay trở lại với tác giả Nguyễn Du, dưới đây là một số thông tin về cuộc đời của người được mệnh danh là đại thi hào của Việt Nam.

  • Tên: Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như hiệu được đặt là Thanh Hiên
  • Quê quán của tác giả: Sinh ra tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Về gia đình: Nguyễn Du xuất thân là con của một gia đình đại quý tộc ngày xưa có truyền thống học thức và nhiều đời làm quan. Cha ông tên là Nguyễn Nghiễm đã đỗ tiến sĩ và giữ chức Tể tướng.
  • Về cuộc đời và sự nghiệp: Có thể nói, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những biến cố lớn xảy ra trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến XIX như là phong trào nông dân khởi nghĩa, sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam… Thơ văn của Nguyễn Du luôn nhuốm đậm nét hiện thực về cuộc sống, vốn sống đầy phong phú và sự cảm thông đầy sâu sắc với số phận của con người cùng đau khổ của nhân dân. Có lẽ vì thế mà ông được tôn xưng là một thiên tài về văn học cùng nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
  • Về các sáng tác của Nguyễn Du: Nguyễn Du sáng tác cả tác phẩm chữ Hán và tác phẩm bằng chữ Nôm. Những tác phẩm tiêu biểu được kể đến là: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Văn chiêu hồn, Truyện Kiều, Bắc Hành tạp lục…

Nội dung của Truyện Kiều

Hãy cùng thưởng thức đoạn nổi bật trong tác phẩm Truyện Kiều tuyệt vời của đại thi hào Nguyễn Du dưới đây nhé!

Kiều đi thăm mộ Đạm Tiên (Câu 1-244)

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Lạ gì bỉ sắc tư phong,

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

Cảo thơm lần giở trước đèn,

Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.

Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,

Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.

Có nhà viên ngoại họ Vương,

Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.

Một trai con thứ rốt lòng,

Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,

So bề tài, sắc, lại là phần hơn.

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tư trời,

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.

Phong lưu rất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ, hội là đạp Thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử, giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Sè sè nấm đất bên đàng,

Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.

Rằng: Sao trong tiết thanh minh,

Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?

Vương Quan mới dẫn gần xa:

Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi.

Nổi danh tài sắc một thì,

Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh.

Kiếp hồng nhan có mong manh,

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.

Có người khách ở viễn phương,

Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi.

Thuyền tình vừa ghé tới nơi,

Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.

Buồng không lạnh ngắt như tờ,

Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.

Khóc than khôn xiết sự tình,

Khéo vô duyên ấy là mình với ta.

Đã không duyên trước chăng mà,

Thì chi chút ước gọi là duyên sau.

Sắm xanh nếp tử xe châu,

Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa.

Trải bao thỏ lặn ác tà,

Ấy mồ vô chủ, ai mà viếng thăm!

Lòng đâu sẵn mối thương tâm,

Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.

Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Phũ phàng chi bấy hoá công,

Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.

Sống làm vợ khắp người ta,

Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.

Nào người phượng chạ loan chung,

Nào người tích lục tham hồng là ai?

Đã không kẻ đoái người hoài,

Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.

Gọi là gặp gỡ giữa đường,

Họa là người dưới suối vàng biết cho.

Lầm rầm khấn khứa nhỏ to,

Sụp ngồi vài gật trước mồ bước ra.

Một vùng cỏ áy bóng tà,

Gió hiu hiu thổi một vài bông lau.

Rút trâm sẵn giắt mái đầu,

Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần.

Lại càng mê mẩn tâm thần

Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.

Lại càng ủ dột nét hoa,

Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.

Vân rằng: Chị cũng nực cười,

Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa.

Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?

Nỗi niềm tưởng đến mà đau,

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

Quan rằng: Chị nói hay sao,

Một lời là một vận vào khó nghe.

Ở đây âm khí nặng nề,

Bóng chiều đã ngả dặm về còn xa.

Kiều Gặp Kim Trọng (Câu 245-572)

Chàng Kim từ lại thư song,

Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.

Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

Mây Tần khóa kín song the,

Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao.

Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,

Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.

Buồng văn hơi giá như đồng,

Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.

Mành Tương phất phất gió đàn,

Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.

Vì chăng duyên nợ ba sinh,

Thì chi đem thói khuynh thành trêu ngươi.

Bâng khuâng nhớ cảnh, nhớ người,

260.Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi.

Một vùng cỏ mọc xanh rì,

Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu!

Gió chiều như gợi cơn sầu,

Vi lô hiu hắt như màu khảy trêu.

Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều,

Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang.

Thâm nghiêm kín cổng cao tường,

Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh.

Lơ thơ tơ liễu buông mành,

270.Con oanh học nói trên cành mỉa mai.

Mấy lần cửa đóng then cài,

Đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu?

Tần ngần đứng suốt giờ lâu,

Dạo quanh chợt thấy mái sau có nhà.

275.Là nhà Ngô Việt thương gia,

Buồng không để đó người xa chưa về.

Lấy điều du học hỏi thuê,

Túi đàn cặp sách đề huề dọn sang.

Có cây, có đá sẵn sàng,

280.Có hiên Lãm thúy, nét vàng chưa phai.

Mừng thầm chốn ấy chữ bài,

Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây.

Song hồ nửa khép cánh mây,

Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông.

285.Tấc gang đồng tỏa nguyên phong,

Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra.

Nhẫn từ quán khách lân la,

Tuần trăng thấm thoát nay đà thèm hai.

Cách tường phải buổi êm trời,

290.Dưới đào dường có bóng người thướt tha.

Buông cầm xốc áo vội ra,

Hương còn thơm nức, người đà vắng tanh.

Lần theo tường gấm dạo quanh,

Trên đào nhác thấy một cành kim thoa.

295.Giơ tay với lấy về nhà:

Này trong khuê các đâu mà đến đây?

Ngẫm âu người ấy báu này,

Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm!

Liền tay ngắm nghía biếng nằm,

300.Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai.

Tan sương đã thấy bóng người,

Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ.

Sinh đà có ý đợi chờ,

Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng:

305.Thoa này bắt được hư không,

Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?

Tiếng Kiều nghe lọt bên kia:

Ơn lòng quân tử sá gì của rơi.

Chiếc thoa nào của mấy mươi,

310.Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!

Sinh rằng: Lân lý ra vào,

Gần đây nào phải người nào xa xôi.

Được rày nhờ chút thơm rơi,

Kể đà thiểu não lòng người bấy nay!

315.Bấy lâu mới được một ngày,

Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là.

Vội về thêm lấy của nhà,

Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông.

Bậc mây rón bước ngọn tường,

320.Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng nhe?

Sượng sùng giữ ý rụt rè,

Kẻ nhìn rõ mặt người e cúi đầu.

Rằng: Từ ngẫu nhĩ gặp nhau.

Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn.

325.Xương mai tính đã rũ mòn,

Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay!

Tháng tròn như gởi cung mây,

Trần trần một phận ấp cây đã liều!

Tiện đây xin một hai điều,

330.Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?

Ngần ngừ nàng mới thưa rằng:

Thói nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong,

Dù khi lá thắm chỉ hồng,

Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.

335.Nặng lòng xót liễu vì hoa,

Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa!

Sinh rằng: Rày gió mai mưa,

Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi!

Dù chăng xét tấm tình si,

340.Thiệt đây mà có ích gì đến ai?

Chút chi gắn bó một hai,

Cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh.

Khuôn thiêng dù phụ tất thành,

Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời.

345.Lượng xuân dù quyết hẹp hòi,

Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru!

Lặng nghe lời nói như ru,

Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng.

Rằng: Trong buổi mới lạ lùng,

350.Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang!

Đã lòng quân tử đa mang,

Một lời vàng tạc đá vàng thủy chung.

Được lời như cởi tấm lòng,

Giờ kim hoàn với khăn hồng trao tay.

355.Rằng: Trăm năm cũng từ đây,

Của tin gọi một chút này làm ghi.

Sẵn tay khăn gấm quạt quỳ,

Với cành thoa ấy tức thì đổi trao.

Một lời vừa gắn tất giao,

360.Mái sau dường có xôn xao tiếng người.

Vội vàng lá rụng hoa rơi,

Chàng về viện sách nàng dời lầu trang.

Từ phen đá biết tuổi vàng,

Tình càng thấm thía dạ càng ngẩn ngơ.

365.Sông Tương một dải nông sờ,

Bên trông đầu nọ bên chờ suối kia.

Một tường tuyết trở sương che.

Tin xuân đâu dễ đi về cho năng.

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu thêm về nguồn gốc cũng như giá trị của tác phẩm Truyện Kiều. Chúc bạn đã có những phút giây đọc tác phẩm Truyện Kiều tuyệt vời nhất!

phuongle

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x