Điện trở dây dẫn là phần nội dung rất quan trọng, thường hay xuất hiện trong các bài thi của môn Vật Lý. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người không nhớ rõ về khái niệm và công thức tính điện trở dây dẫn. Vậy nên, bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn lại những kiến thức này để các bạn nắm rõ hơn.
Điện trở là gì?
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về điện trở dây dẫn và công thức tính điện trở dây dẫn, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua điện trở là gì nhé!

Khái niệm
Theo khía cạnh lý thuyết, điện trở (Resistor) là một đại lượng vật lý biểu tượng cho khả năng cản trở dòng điện của các loại vật liệu cụ thể như sắt, vàng, đồng, bạc,…. Những vật liệu có khả năng dẫn điện tốt thì điện trở sẽ càng nhỏ.
Theo khía cạnh linh kiện điện tử, điện trở chính là một loại linh kiện điện tử thụ động có 2 tiếp điểm kết nối. Linh kiện này được ứng dụng rất nhiều vào các mạch điện, thiết bị điện tử,… để kiểm soát mạch điện. Cụ thể hơn thì thiết bị này có chức năng hạn chế cường độ dòng điện di chuyển trong mạch điện và hỗ trợ điều chỉnh mức độ tín hiệu. Hơn nữa, nó còn có thể giúp kích hoạt các loại linh kiện thụ động khác như transistor,….
Đơn vị đo của điện trở
Theo hệ đo lường quốc tế SI, Ohm là đơn vị đo lường của điện trở, ký hiệu là Ω. Giá trị của điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện sẽ càng kém. Khi có vật dẫn gây cản trở thì năng lượng của dòng điện sẽ bị chuyển hóa thành các dạng khác.
Vai trò của điện trở trong đời sống thực tiễn
Điện trở có vai trò rất quan trọng và được ứng dụng đa dạng trong đời sống thực tiễn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của điện trở trong thực tiễn ở dưới đây.
- Dùng để khống chế dòng điện đi qua tải sao cho phù hợp nhất với thiết bị. Ví dụ như chúng ta có một bóng đèn 6V nhưng lại chỉ có nguồn điện 12V. Vậy thì lúc này chúng ta có thể tiến hành đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để làm cho dòng điện giảm bớt đi 6V.
- Điện trở còn được dùng để mắc thành cầu phân áp nhằm thu về mức điện
- Giúp phân cực cho bóng bán dẫn để bóng hoạt động được.
- Được nối vào các mạch điện tổng để tạo ra dao động RC.
- Giúp điều chỉnh cường độ dòng điện ổn định chạy qua các thiết bị điện.
- Khi cần thiết điện trở sẽ hỗ trợ để tạo ra nhiệt lượng cho một số ứng dụng.
- Tạo ra sự sụt áp bên trong mạch khi được mắc nối tiếp.
Điện trở dây dẫn là gì?
Điện trở dây dẫn là đại lượng biểu thị mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài và điện trở suất của dây dẫn, đồng thời sẽ tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn.

Xem thêm:
Nhiệt năng là gì? Các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật là gì?
Công thức tính điện trở dây dẫn chuẩn nhất
Rất nhiều bạn không nhớ công thức tính điện trở của dây dẫn. Vậy nên chúng tôi sẽ chia sẻ các công thức tính điện trở dây dẫn chuẩn nhất cho bạn đọc ở dưới đây.
Công thức tính điện trở dây dẫn hình trụ
Công thức tính điện trở của dây dẫn hình trụ là:
R = lS
Trong đó:
- R: là điện trở của dây dẫn có đơn vị đo là Ω.
- l : là chiều dài của dây dẫn có đơn vị đo là m.
- S: là tiết diện của dây dẫn hay diện tích của mặt cắt – đơn vị m².
- : là điện trở suất hay suất điện trở hoặc điện trở riêng.
Công thức tính điện trở của dây dẫn theo định luật ôm

Theo định luật ôm thì cường độ dòng điện đi qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế ở 2 đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn. Viết công thức tính điện trở dây dẫn theo định luật ôm là:
I = UR R = UI
Trong đó:
- R là điện trở của dây dẫn ().
- U là hiệu điện thế ở 2 đầu của dây dẫn (V).
- I là cường độ dòng điện đi qua dây dẫn (A).
Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về khái niệm và công thức tính điện trở dây dẫn. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức này để áp dụng tốt vào các bài thi, bài kiểm tra và công trình nghiên cứu để đạt được điểm số cao.