|MẸO VẶT| Công dụng của hoa đậu biếc và cách dùng

|MẸO VẶT| Công dụng của hoa đậu biếc và cách dùng
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Hoa đậu biếc được biết đến là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, phù hợp với mọi đối tượng người dùng. Vậy cụ thể những công dụng của hoa đậu biếc là gì, cách dùng cụ thể như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Công dụng của hoa đậu biếc
Công dụng của hoa đậu biếc và cách dùng

Hoa đậu biếc là gì?

Đậu biếc (hay còn được biết đến với tên gọi đậu hoa tím, bông biếc,…) là một loài cây leo thân thảo, tên khoa học là Clitoria ternatea thuộc họ Đậu. Cây thường leo thành giàn, lá mọc đối dạng bầu dục màu xanh đậm. Phiến lá sẽ có gân nổi rõ và có lông tơ bao phủ.

Hoa sẽ mọc thành chùm hình dáng hoa được miêu tả trông khá giống bộ phận sinh dục của phụ nữ với kích thước 4x3cm. Trong thực tế, cánh hoa có màu sắc khá đa dạng, từ xanh lam đậm đến trắng nhưng phổ biến hơn cả là sắc xanh tím đặc trưng. Hoa có hương dịu nhẹ, nêu ngâm vào nước sẽ tạo thành nước màu xanh biếc bắt mắt, không vị. Hoa đậu biếc sở hữu một vẻ đẹp cuốn hút cùng ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho sự duyên dáng, dịu dàng, thân thuộc và gần gũi.

Theo một số tài liệu ghi nhận, cây đậu biếc có nguồn gốc từ châu Á, ngày nay sinh sống rộng rãi trên khắp thế giới và xuất hiện nhiều nhất tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,… Tại Việt Nam, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp loài cây này được làm thành hàng rào, ở sân vườn hay công viên,.. để làm cây cảnh, che bóng mát hoặc được sử dụng để tạo phân bón hoặc cải tạo đất.

Cây đậu biếc phát triển mạnh mẽ ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, khả năng chịu nắng tốt và chịu được nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C. Từ lúc gieo trồng đến lúc thu hoạch sẽ là 3-5 tháng, ra hoa vào tháng 6 đến tháng 11 hàng năm.

Hình ảnh hoa đậu biếc
Hình ảnh hoa đậu biếc

Thành phần các chất hóa học có trong hoa đậu biếc

Theo nhiều tài liệu ghi lại, hoa đậu biếc có chứa các thành phần hóa học khá phong phú, với nhiều chất hữu cơ tạo nên màu sắc đặc trưng và mang lại giá trị sức khỏe cao cho người sử dụng:

  • Flavonoid gồm anthocyanin và hoạt chất, là nhân tố tạo nên màu sắc đặc trưng.
  • Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng loạt những hợp chất khác như: saponin, tannin, glycosid, este, alkaloid, carbohydrate, chất chống oxy hóa, nucleotide, protein, tinh dầu, acetylcholine, cyclotides…
  • Ngoài ra, hạt của cây đậu biếc còn chứa nhiều axit amin cùng chất dầu có độc tính.

Hoa đậu biếc thường được sử dụng để làm thành các loại trà và đồ uống, không chỉ tạo nên màu sắc bắt mắt mà còn có lợi cho sức khỏe. Trà hoa đậu biếc có nguồn gốc từ Thái Lan, sau đó lan sang các vùng lân cận như Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác.

Hoa đậu biếc (tươi hoặc sấy khô) khi ngâm trong nước khoảng 5 phút sẽ ra màu. Lọc xác lấy phần nước, sau đó đổ vào hỗn hợp đường hoặc mật ong, đa, sinh tố hoặc cocktail, thêm một chút hương vani sẽ tạo thành một thức uống đầy đủ sắc, hương, vị.

Các thành phần của hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc được chế tạo thành thức uống với màu sắc hấp dẫn

Công dụng của hoa đậu biếc tươi đối với cơ thể con người

Hoa đậu biếc giúp cải thiện sức khỏe rõ rệt, ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra.

Công dụng trong việc hỗ trợ cải thiện thị lực

Nhờ khả năng tăng cường lưu thông các mạch máu khắp cơ thể, trong đó có mao mạch của mắt mà hoa đậu biếc có tác dụng hỗ trợ nuôi dưỡng, bảo vệ cửa sổ tâm hồn của con người. Thảo dược giúp cho thị lực được cải thiện, giảm các tổn thương gây nên bởi các gốc tự do, hạn chế tình trạng đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp,…

Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao mà hoa đậu biếc nói riêng và các thành phẩm chiết suất từ loại thực vật này nói chung có khả năng tạo nên hệ miễn dịch khỏe mạnh cho con người. Chất chống oxy hóa sẽ bảo vệ các hồng cầu cũng như cơ thể, giúp chống lại các yếu tố bất lợi từ bên ngoài. Cụ thể, chất anthocyanin vừa có tác dụng tăng sản xuất cytokine, vừa bảo vệ các DNA khỏi các tổn thương.

Thảo dược bảo vệ chức năng gan, thận

Theo một nghiên cứu của tạp chí Journal of Zhejiang University – Science B, chiết suất từ hoa đậu biếc chống lại những tổn thương tinh hoàn và bảo vệ gan ở chuột. Hơn nữa, loại dược liệu này có khả năng chống lại tác dụng phụ của acetaminophen gây tổn thương ở mô thận. Đây là cơ sở chứng minh khả năng thanh nhiệt, giải độc gan và bảo vệ chức năng của thận hiệu quả.

Hoa đậu biếc bảo vệ chức năng gan, thận
Hoa đậu biếc bảo vệ chức năng gan, thận

Giúp giảm đau, kháng khuẩn, hạ sốt hiệu quả

Theo nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế về dược phẩm, các flavonoid trong hoa đậu biếc chứa các hoạt chất giúp kháng khuẩn, giảm viêm, giảm đau và hạ sốt hiệu quả. Cơ chế của chúng chính là làm giãn nở nhanh chóng các mạch máu dưới da, giúp tăng lưu lượng máu, kích thích sự tiết mồ hôi, lợi tiểu và giải cảm nhanh chóng.

Một số nghiên cứu còn đưa ra đánh giá rằng tác dụng của hoa đậu biếc tương tự như những loại thuốc kháng viêm non-steroid. Do đó mà loài thực vật này giúp cơ thể chống lại các bệnh lý cấp và mãn tính.

Hơn nữa, các thành phần cyclotides trong cây còn có tác dụng kháng lại các vi khuẩn invitro như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Bacillus subtilis, Streptococcus agalactiae…

Giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan tim mạch

Các công dụng của hoa đậu biếc đối với tim mạch cũng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Hoa có thể giúp cải thiện tình trạng xơ vữa mạch máu, điều hòa huyết áp và giảm thiểu đáng kể nguy cơ đột quỵ liên quan đến tim mạch.

Tác dụng này còn được so sánh với một số dược chất kháng viêm bền thành mạch và giảm lipid máu như atorvastatin hay gemfibrozil. Theo đó, chỉ số xơ vữa và tỷ lệ HDL/LDL đã trở nên bình thường sau khi điều trị ở chuột tăng lipid máu do chế độ ăn uống.

Những công dụng của hoa đậu biếc
Khoa học chứng minh công dụng của hoa đậu biếc chữa bệnh gì?

Hỗ trợ cải thiện viêm loét dạ dày

Với những thí nghiệm hoa đậu biếc trên chuột, những dấu hiệu khả quan về các thông số độ pH, chỉ số viêm loét hay lượng tiết acid dạ dày đều có thể thấy rõ. Đây chính là tín hiệu đáng mừng về khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa của loài thực vật này trên cơ thể người.

Có thể sử dụng đối với người đái tháo đường

Theo một số nghiên cứu cho biết công dụng của hoa đậu biếc có khả năng hỗ trợ kiểm soát hàm lượng đường trong máu. Các nhà khoa học cũng phát hiện những tác động tích cực của loài hoa này đối với bệnh nhân đái tháo đường như:

  • Ngăn cản hấp thụ glucose.
  • Hỗ trợ kích thích sản sinh insulin ở tuyến tụy, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tăng insulin huyết thanh.
  • Hạn chế các biến chứng do bệnh tiểu đường, đái tháo đường gây ra.
  • Một số kết quả khả quan khác được ghi nhận như giảm chỉ số HbA1c, tăng hoạt động của các glycogen ở gan, cơ cũng như các enzym đường phân…

Xem thêm:

Tìm hiểu về các tác dụng của lá bạc hà

[Giải đáp]: Uống nước lá vối có tác dụng gì?

Tăng cường trí não

Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa sẽ khiến cho lượng acetylcholine sản sinh ra ngày càng ít. Điều này gây ảnh hưởng đến trí nhớ, giảm nhận thức ở tuổi già. Nhờ hoạt chất proanthocyanidin (một chất chống oxy hóa) mà hoa đậu biếc giúp tăng cường lưu thông máu lên não, dẫn truyền dây thần kinh. Từ đó nâng cao hiệu suất hoạt động và bảo vệ của các tế bào não, giúp duy trì trí nhớ, giảm lo âu,…

công dụng của hoa đậu biếc tươi đối với cơ thể con người
Công dụng của hoa đậu biếc sấy khô đối với sức khỏe

Dược liệu hỗ trợ bệnh nhân điều trị ung thư

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoa đậu biếc có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư. Các chất oxy hóa có trong cây làm giảm tối đa các gốc tự do, từ đó tăng cường khả năng nhận diện tế bào ung thư của bạch cầu và thực bào, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể, bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.

Công dụng của hoa đậu biếc khô

Hoa đậu biếc khô được ứng dụng trong y học cổ truyền, giúp trị bệnh dưới các dạng: thuốc sắc, dạng bột hay dùng ngoài da,… Người ta còn dùng phấn hoa như một chất làm giảm căng thẳng hiệu quả.

Bên cạnh hoa, các bộ phận các của cây cũng có giá trị cao như:

  • Phần rễ có vị đắng, giúp nhuận tràng, lợi tiểu, thanh nhiệt,…
  • Phần lá dùng để băng bó vết thương.
  • Quả đậu biếc được sử dụng như một vị thuốc tự nhiên giúp giải nhiệt, nhuận tràng,…

Công dụng của hoa đậu biếc trong làm đẹp cho chị em

Công dụng của hoa đậu biếc trong việc làm đẹp từ lâu đã được truyền trong nhân dân. Sản phẩm được nghiên cứu và ghi nhận về khả năng giúp tăng sự sản sinh collagen, tạo sự đàn hồi cho da và tạo các mô liên kết nhờ hoạt chất flavonoid. Bên cạnh việc làm mờ nếp nhăn, giúp da mịn màng, hoa còn giúp ngăn ngừa rụng tóc hay cải thiện tình trạng bạc tóc.

Công dụng của hoa đậu biếc đối với da và tóc
Công dụng của hoa đậu biếc đối với da và tóc

Công dụng của hoa đậu biếc giảm cân

Hoa đậu biếc có khả năng hỗ trợ kiểm soát cân nặng và cải thiện bệnh lý gan nhiễm mỡ. Nhờ đó, sản phẩm rất phù hợp với những người đang trong chế độ ăn kiêng, thừa cân béo phì, giúp ngăn cản sự hấp thụ chất béo trong thực phẩm ăn hàng ngày.

Cách sử dụng hoa đậu biếc

Trong điều trị bệnh

Trong điều trị bệnh, hoa đậu biếc được sử dụng dưới các dạng như tươi, bột hay khô,… Mỗi ngày, lấy khoảng 5 hoa khô pha với 200-400ml nước sôi để uống bình thường. Sau một thời gian hãm, ta sẽ thu được một thức uống màu xanh đặc trưng, mùi hương nhẹ nhàng.

Đây là bài thuốc đơn giản mà hiệu quả giúp hạn chế những tác dụng không mong muốn của những phương pháp điều trị bệnh khác gây ra.

Trong ẩm thực

Trong ẩm thực hàng này, hoa đậu biếc được sử dụng chủ yếu để tạo màu thực phẩm. Màu sắc đặc trưng của hoa giúp tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn, đồng thời an toàn thay vì sử dụng màu tổng hợp. Các món ăn sử dụng loài hoa này có thể kể đến như bánh, sữa, rau câu, xôi, mứt,…

Cách sử dụng hoa đậu biếc
Bánh mì hoa đậu biếc

Một số điều lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc

Với 12 công dụng của hoa đậu biếc, có thể thấy đây là loại dược phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu dùng sai cách vẫn mang lại những ảnh hưởng không tốt.

Về liều lượng

  • Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1-2g hoa khô, tính khoảng 5-10 bông.
  • Không sử dụng dung dịch hoa đậu biếc đã ngâm quá lâu, bởi khi đó hoa đã mất đi hương sắc vốn có và công dụng của nó.
  • Nhiệt độ pha trà là khoảng 90 độ C, không để nước có nhiệt độ cao quá sẽ làm mất đi hương vị của hoa, đồng thời ảnh không tốt tới hệ tiêu hóa.

Kiêng kỵ

Anthocyanin thúc đẩy co bóp tử cung, đồng thời gây ức chế kết tập tiểu cầu, do đó trong một số trường hợp vẫn không nên sử dụng loại dược phẩm này. Cụ thể:

  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc trong giai đoạn hành kinh.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc đang chuẩn bị phẫu thuật (2 tuần).
  • Người có đường huyết và huyết áp thấp.
  • Phần hạt của cây chứa 12% là chất dầu có độc tính, do đó không được nuốt. Nếu nuốt vào rất dễ mắc phải các bệnh về tiêu hóa, với các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy.
Những điều kiêng kị khi sử dụng hoa đậu biếc
Công dụng của hoa đậu biếc trị bệnh gì?

Một số video công dụng của hoa đậu biếc youtube thường cường điệu hóa tác dụng của loài cây này. Là một người tiêu dùng thông minh, chúng ta không nên tin tưởng mù quáng mà không điều trị bệnh theo chuẩn đoán của bác sĩ. Chỉ nên xem đây như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe, không nên coi là thuốc.

Có thể thấy rằng hoa đậu biếc là loài thực vật có giá trị thẩm mỹ cao, là nguyên liệu ẩm thực tuyệt vời, và là dược liệu trị bệnh hiệu quả. Mong rằng bài viết giúp bạn biết được thực hư công dụng của hoa đậu biếc ra sao, từ đó sử dụng chính xác để phát huy tối đa tác dụng trong cuộc sống.

phuongle

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x