Đột quỵ là căn bệnh không quá phổ biến. Nhưng hiện nay, nó đã trở thành nỗi lo lắng thường trực của nhiều người. Nếu như trước đây, đột quỵ chỉ được biết đến như một căn bệnh của người cao tuổi thì giờ đây những bạn trẻ 20 tuổi cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này. Đột quỵ có diễn biến nhanh, phức tạp và rất nguy hiểm. Thậm chí nhiều người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Nhằm cung cấp cho các bạn trẻ những kiến thức hữu ích về căn bệnh này. Từ đó có được biện pháp phòng tránh hiệu quả. Ngay sau đây là những nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi.

Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng tổn thương nghiêm trọng của não bộ do quá trình cung cấp máu lên não bị tạm ngừng đột ngột hay những sang chấn dẫn đến tắc, vỡ mạch máu. Đây cũng là quá trình mà não bộ bị thiếu hụt oxi, không đủ năng lượng để cung cấp cho hoạt động của các tế bào não. Điều này dẫn đến sự gia tăng các tế bào chết. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy, vận động của người bệnh, thậm chí là tử vong.
Trước đây, đột quỵ được chẩn đoán là căn bệnh người già bởi hơn 50% dân số trong độ tuổi trên 60 có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên hiện nay cùng với các chính sách chăm sóc xã hội đặc biệt, con số người bệnh cao tuổi có xu hướng giảm xuống. Nhưng đáng báo động hơn cả là sự gia tăng đột quỵ ở những người trẻ trong độ tuổi từ 18-40. Theo thống kê trong khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng người trẻ tuôỉ bị đột quỵ đã tăng lên đến 15%. Quả là một con số đáng để chúng ta phải suy nghĩ và nhanh chóng tìm ra giải pháp.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Thực phẩm cho người tiểu đường nên ăn và không nên ăn
- Những thực phẩm tốt cho người mỡ máu cao
- Bụi mịn nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi?
Những biểu hiện của bệnh đột quỵ
Những biểu hiện của đột quỵ có thể xuất hiện rất nhanh hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. Đôi khi chính chúng ta cũng không thể lường trước đó lại chính là những tín hiệu, chỉ báo của cơ thể. Nếu bạn đọc đang có những biểu hiện ngay dưới đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra nhé!

- Cơ thể mất sức, mệt mỏi, có cảm giác uể oải, khó chịu. Một hoặc hai bên mặt bị tê cứng, không thể cười.
- Tay chân co rút, khó cử động hoặc không có khả năng cử động. Đây là dấu hiệu của việc tê liệt các chi. Hãy thực hiện động tác dơ cao 2 tay về phía sau đầu, đây là một trong những cách nhận biết đột quỵ chính xác nhất.
- Có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và mất cân bằng cơ thể. Các cơ quan mất khả năng phối hợp hoạt động.
- Suy giảm thị lực đột ngột, không thể nhìn rõ đồ vật trong phạm vi rất gần.
- Có cảm giác đau đầu dữ dội, cơn đau đến rất nhanh và tác động trực tiếp khiến bạn bị bất ngờ. Xuất hiện dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn.
Người bị đột quỵ có thể xuất hiện một hoặc vài triệu chứng trên. Ngoài ra, tùy vào độ tuổi, giới tính và thể trạng mà biểu hiện đột quỵ ở mỗi người có sự khác nhau. Bệnh đột quỵ đến rất nhanh và diễn biến thì vô cùng phức tạp. Hãy lắng nghe cơ thể lên tiếng và chủ động đến bác sĩ để phòng tránh bệnh tật nhé!
Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi là gì?
Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều lý do dẫn đến đột quỵ. Đặc biệt là ở người trẻ tuổi. Những nguyên nhân này thường chia thành 2 nhóm chính đó là nhóm có thể thay đổi (thuộc về bệnh lý) và nhóm không thể thay đổi. Cụ thể:

Những nguyên nhân không thể thay đổi
- Tuổi tác là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sau 55 tuổi, nguy cơ tai biến ở người già tăng cao rõ rệt.
- Giới tính: Theo các chuyên gia trong ngành, giới tính ảnh hưởng nhiều đến khả năng đột quỵ. Theo đó, nam giới có xu hướng dễ đột quỵ hơn nữ giới. Đồng thời có độ tuổi bị đột quỵ thấp hơn. Điều này được lý giải là do các vấn đề bệnh lý ở người nam nhiều hơn.
- Tiền sử bệnh lý trong gia đình: Nếu trong gia đình có một người có tiền sử nhồi máu cơ tim hay các bệnh lý liên quan đến tim mạch thì rất có thể những người thân trong gia đình đó cũng tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ. Các nhà khoa học đã chỉ ra mối quan hệ giữa nguồn gốc đột quỵ với các mối quan hệ gần gũi. Do đó, không được tỏ ra chủ quan với bệnh tật, đặc biệt là những người trẻ tuổi.
- Nguồn gốc chủng tộc: Vấn đề chủng tộc tưởng chừng như không có nhiều liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Dẫu vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu và đi đến kết luận về điều này. Theo đó, những người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 50% so với những người da trắng.
👉 Xem thêm:
Vi khuẩn Gram âm gây nên bệnh gì? Tìm hiểu từ A – Z về vi khuẩn Gram âm
Vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào? Tác hại của vi khuẩn với cơ thể
Nguyên nhân có thể thay đổi (bệnh lý)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ tuổi. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do đó cần nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân để có biện pháp phòng tránh, tăng cường sức khỏe. Một số nguyên nhân gây bệnh đột quỵ ở người trẻ có thể kể đến như:

Tiền sử đột quỵ
Những người có tiền sử đột quỵ hay các bệnh về tim mạch có nguy cơ tái phát và mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần so với người bình thường. Các triệu chứng đột quỵ xuất hiện nhiều trong khoảng vài tháng đầu kể từ lần đột quỵ đầu tiên. Vấn đề này có xu hướng tăng hay giảm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, người bệnh cần thường xuyên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.
Hội chứng chuyển hóa
Trên thực tế, không phải chỉ những người đã từng bị đột quỵ mới có nguy cơ tái phát. Các căn bệnh ngày nay được dự đoán có khả năng chuyển hóa sang đột quỵ rất cao. Một số căn bệnh có tác động cộng hưởng, làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ ở người trẻ, có thể kể đến như: béo phì, tiểu đường, cao huyết áp… Những căn bệnh này làm gia tăng sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu não cục bộ hay chính là đột quỵ mà chúng ta biết đến.
Đời sống sinh hoạt không lành mạnh
Lối sống không lành mạnh cùng thói quen ăn uống thiếu dinh dưỡng, không thường xuyên tập luyện là cách nhanh nhất đến với căn bệnh đột quỵ. Trên thực tế, đây cũng là vấn đề phổ biến trong đại bộ phận giới trẻ hiện nay. Tâm lý coi thường sức khỏe, ham chơi, không tập luyện làm gia tăng 20% nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay thậm chí là cà phê dẫn đến các biến chứng không thể lường trước được. Đây là vấn đề đáng báo động trong giới trẻ hiện nay. Hãy tạo cho mình một thói quen lành mạnh để bảo vệ sức khỏe ngay từ hôm nay nhé!
Căng thẳng tâm lý trong thời gian dài
Cuộc sống hiện đại với nhiều mối lo khiến con người dễ mắc các bệnh tâm lý. Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi xảy ra một thời gian dài có mối quan hệ mật thiết với bệnh đột quỵ. Nếu không nhanh chóng tìm ra cách giải quyết các vấn đề về tinh thần, những triệu chứng này có thể là tiền đề cho những căn bệnh nguy hiểm cả về thể chất và tinh thần. Những người trẻ tuổi là những người phải đối mặt trực tiếp với nhiều vấn đề trong xã hội. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc họ ngày càng có xu hướng dễ mắc phải đột quỵ hơn trước đây. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho chính mình, chỉ có một tinh thần thoải mái mới giúp chúng ta có được một cuộc đời hạnh phúc!
Mất ngủ
Mất ngủ là vấn đề thường xuyên xảy ra ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ này ngày càng gia tăng trong giới trẻ. Các vấn đề trong cuộc sống, công việc, học tập khiến họ đánh mất thời gian cho giấc ngủ. Theo các chuyên gia y tế, giấc ngủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mọi tế bào, cơ quan trong cơ thể. Nhất định phải ngủ đúng giờ và đủ giấc để các hệ cơ quan hoạt động bình thường, ổn định. Mất ngủ kéo dài làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, cao huyết áp, đau đầu, xơ vữa mạch máu… Đó đều là những căn bệnh có khả năng chuyển hóa sang đột quỵ cực cao.
Tâm lý chủ quan
Người trẻ tuổi có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn do đó họ thường có xu hướng chủ quan với những căn bệnh xung quanh. Đột quỵ không loại trừ bất kỳ ai. Trước tình trạng đột quỵ xảy ra ngày càng nhiều ở độ tuổi 20-30, đặc biệt là ở nam giới. Loại bỏ tâm lý chủ quan, lưu tâm đến các vấn đề trong cơ thể là cách để chúng ta đối phó với những vấn đề có thể xảy ra.
Các biện pháp phòng tránh đột quỵ ở người trẻ tuổi
Từ những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Các chuyên gia y tế đã đề ra một số biện pháp nhằm thông tin tới tất cả mọi người về cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là một số phương pháp mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hãy cùng theo dõi nhé!

Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của con người. Hầu hết các căn bệnh chuyển hóa đến đột quỵ đều xuất phát từ sự mất cân bằng tháp dinh dưỡng. Do đó cần đặc biệt chú trọng đến thực đơn ăn uống hàng ngày. Một chế độ lành mạnh sẽ bao gồm nhiều rau xanh, củ quả, ngũ cốc. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, mỡ, các loại thịt đỏ… Không nên sử dụng đồ uống có ga, rượu, bia…
Chế độ luyện tập hợp lý
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Tập luyện hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe, giảm béo, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, béo phì… Kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý giúp hạn chế tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ.
Một số biện pháp khác
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Đồng thời xây dựng thời gian biểu trong công việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi một cách hợp lý.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe giúp nhanh chóng phát hiện các vấn đề và chủ động can thiệp kịp thời.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về những nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe! Hẹn gặp lại ở những số tiếp theo!
👉 Cách ăn trứng gà sai lầm, nhiều người Việt làm hàng ngày